Monday, January 15, 2018

Cấu Tạo Động Cơ Ô Tô

I.KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ÔTÔ :
Động cơ là nguồn động lực của ô tô.
Hiện nay trên ôtô thường dùng lạo động cơ đốt trong.
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt (động cơ biến nhiệt năng thành cơ năng).
Tuỳ theo cách phân loại có các loại động cơ sau :
- Theo nguyên liệu sử dụng, có các loại:
Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas.
- Theo chu trình làm việc có các loại :
Động cơ 4 kỳ, động cơ 2 kỳ.
- Theo số xy lanh có các loại :
3 xy lanh, 4 xy lanh, 5 xy lanh, 6 xy lanh, 8 xy lanh…
- Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác…
II-ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ :
1.Sơ đồ cấu tạo:

2.Một số định nghĩa dùng cho động cơ đốt trong:
- Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí đỉnh pít tông khi pít tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
- Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí đỉnh pít tông khi pít tông ở gần tâm trục khuỷu nhất
- Hành trình piston (S): Là khoảng chạy của pít tông từ ĐCT đến ĐCD hoặc ĐCD đến ĐCT.
- Chu trình công tác: Là toàn bộ quá trình ra trong xy lanh động cơ để thực hiện một lần nổ (một lần sinh công).
- Kỳ : Là một phần của chu trình công tác, khi pít tông chuyển động từ điểm chết này đến điểm chết kia.
- Thể tích buồng cháy (Vc): Là thể tích trong xy lanh khi pít tông ở ĐCT.
- Thể tích toàn phần (Va): Là thể tích trong xy lanh khi pít tông ở ĐCD.
- Thể tích công tác (Vh): Là thể tích được giới hạn bởi xy lanh và mặt pít tông ở vị trí ĐCT và ĐCD. (Vh= Va-Vc)
- Tỷ số nén.(є): Là tỷ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
Є = Va /Vc = (Vh+Vc)/Vc = 1 + Vh/Vc
+Động cơ xăng thường có tỉ lệ nén từ 6,5 đến 9,5
+Động cơ Diesel thường có tỉ số nén từ 14 đến 21
3.Nguyên lý làm việc:
a/ Chu trình lý thuyết :
-Hành trình 1 (Kỳ hút) : Trục khuỷu quay, pít tông chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD.
Xú páp xả (XpX) đóng kín, xú páp hút (XpH) chuyển động; khi pít tông ở ĐCT, XpH
bắt đầu mở; khi pít tông đến ĐCD, XpH đóng kín lại. Trong kỳ hút, hỗn hợp xăng và
không khí được hút vào trong xy lanh động cơ.
Cuối kỳ hút áp suất và nhiệt độ trong xy lanh khoảng :
P = 0.7- 0.9 kg/cm2
 t0 = 75 – 125 0C
-Hành trình 2 (Kỳ nén): Pít tông chuyển động từ ĐCD xuống ĐCT. XpH và XpX đều
đóng kín. Hỗn hợp trong xy lanh bị nén; áp suất và nhiệt độ trong xy lanh tăng cao.
Cuối kỳ nén áp suất và nhiệt độ trong xy lanh khoảng :
P = 9 - 15 kg/cm2
 t0 = 350 – 500 0C
-Hành trình 3 (Kỳ nổ) : Ở cuối kỳ nén, bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp trong xy
lanh; áp suất và nhiệt độ trong xy lanh tăng rất cao. Pít tông bị đẩy mạnh, chuyển động
từ ĐCT đến ĐCD, làm quay trục khuỷu. Kỳ nổ còn gọi là kỳ sinh công.
Cuối kỳ nổ áp suất và nhiệt độ trong xy lanh khoảng:
P = 30 - 50 kg/cm2
 t0 = 2100 – 2500 0C
-Hành trình 4 (Kỳ xả):Do quán tính quay của trục khuỷu, piston tiếp tục chuyển động
từ ĐCD đến ĐCT. Lúc piston ở ĐCD, XpX bắt đầu mở; Khi piston đến ĐCT, XpX
đóng kín lại. Kết thúc một chu trình làm việc.
Như vậy, để thực hiện một chu trình làm việc, piston chuyển động 4 hành trình và trục
khuỷu quay 2 vòng.
b/Chu trình thực tế:
Chu trình làm việc thực tế có một số điểm khác với chu trình lý thuyết như sau :
- Ở cuối kỳ nén, khi piston chưa đến ĐCT, bugi bật tia lửa điện đốt hỗn hợp trong xy lanh.
- Các xú páp hút và xã đều mở sớm, đóng trễ.

III- ĐỘNG CƠ DIESEL 4 KỲ :
1.Sơ đồ cấu tạo:
2.Nguyên lý làm việc :
Tương tự như nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ, nhưng có một số điểm khác nhau :
- Trong kỳ hút, chỉ có không khí được hút vào xy lanh.
- Cuối kỳ nén, dầu diesel có áp suất cao được phun vào xy lanh dưới dạng sương mù tự bốc cháy (không dùng tia lửa bugi để đốt cháy nhiên liệu như động cơ xăng

No comments:

Post a Comment