Sửa chữa các chi tiết của hệ thống phanh:
- Khi cơ cấu phanh có các hư hỏng như: mòn má phanh, đĩa phanh hoặc trống phanh; gãy, vỡ má phanh; gãy lò xo hồi về hoặc kẹt trục guốc phanh thì cần phải tháo rời các chi tiết của cơ cấu để kiểm tra, sửa chữa.
- Đối với cơ cấu phanh tang trống:
+ Để tháo cơ cấu phanh, trước tiên cần tháo trống phanh ra, sau đó tháo lò xo kéo, móng hãm chốt rồi tháo guốc phanh ra.
+ Nếu mặt trống phanh bị xước nhẹ, cần phải đánh bóng lại bằng giấy ráp mịn, nếu bị xước sâu hoặc mòn thành gờ vòng thì phải tiện láng lại, tuy nhiên không được phép làm tăng đường kính trống phanh quá 1,5 mm.
+ Má phanh nếu bị nứt, gãy hoặc mòn các mặt đinh tán thì phải thay má phanh mới. Má phanh mới phải tiếp xúc khít với guốc phanh và với mặt trống phanh. Dùng đồ gá kẹp chặt chi tiết má phanh trên guốc rồi khoan lỗ lắp đinh tán và tán đinh đúng kỹ thuật. Mặt đinh tán phải cách mặt ngoài của má phanh (2÷3) mm. Má phanh sau sửa chữa, thay thế phải đảm bảo diện tích tiếp xúc với mặt tang trống trên 75%, nếu không đảm bảo phải rà lại.
+ Các pit-tông và cupen hỏng phải được thay mới. Bề mặt làm việc của các xy lanh chính, xy lanh trợ lực và xy lanh con nếu mòn, xước nhỏ có thể được đánh bóng lại bằng phương pháp mài, còn nếu bị mòn, xước sâu thì có thể được sửa chữa đến kích thước mới và thay pit-tông có kính thước tương ứng.
- Đối với hệ thống phanh hơi thường có các hư hỏng như:
+ Mòn cơ cấu van của máy nén khí, rách màng của bầu phanh, gãy hoặc yếu lò xo, biến dạng các cần nối. Máy nén khí sau khi sửa chữa cần được kiểm tra lưu lượng và độ kín khít trên thiết bị thử ở tốc độ (1200÷1300) vòng/phút.
a) Súc rửa và xả khí hệ thống phanh dầu
- Khi dầu trong hệ thống phanh bị nhiễm bẩn hoặc sau khi sửa chữa, thay thế các chi tiết dẫn động như các chi tiết của xy lanh chính, xy lanh con hoặc các đường ống, cần phải súc rửa hệ thống rồi nạp dầu mới và xả khí trong hệ thống phanh.
a1) Súc rửa
- Có thể súc rửa hệ thống bằng cách dùng khí nén dưới áp suất cao đẩy dầu phanh từ xy lanh chính, đi qua hệ thống đến các xy lanh con rồi theo lỗ xả khí ra ngoài, để tẩy sạch dầu cũ và cặn bẩn ra khỏi hệ thống như sơ đồ hình 5.54. Thứ tự rửa từ xy lanh con xa nhất so với xy lanh chính trước rồi lần lượt đến các xy lanh con khác. Nối ống xả vào vít xả khí, nới vít xả khoảng 1,5 vòng để xả dầu vào một cốc thủy tinh, khi nào thấy dầu chảy ra sạch và trong là được. Sau đó, điền đầy dầu phanh mới vào bình chứa dầu của xy lanh chính đến mức quy định.
- Nếu không có bình áp suất, thì súc rửa hệ thống phanh theo quy trình sau :
1. Gắn một ống mềm vào núm xả khí của một xy lanh con xa nhất, đầu ống còn lại đặt vào lọ hứng dầu
2. Nới núm xả khí ra 1,5 vòng rồi đạp bàn đạp phanh nhiều lần để bơm hết dầu phanh cũ ra.
3. Tiếp tục làm như trên đối với các xy lanh con còn lại.
4. Điền đầy dầu súc rửa chuyên dùng vào bình chứa của xy lanh chính, sau đó lặp lại quá trình đạp bàn đạp để xả dầu như trên cho tới khi thấy chất lỏng chảy ra trong và sạch là được.
5. Dùng khí nén thổi khô xy lanh chính rồi điền đầy dầu phanh mới vào bình chứa của xy lanh chính đến mức uy định, sau đó thực hiện xả khí hệ thống.
a2) Xả khí
1. Nối một ống cao su vào núm xả khí của xy lanh con gần xy lanh chính nhất, đầu còn lại nhúng vào một lọ thủy tinh trong suốt có chứa dầu phanh sạch.
2. Một người ngồi trên xe đạp bàn đạp phanh vài ba lần cho đến lúc cứng chân phanh thì giữ nguyên chân phanh ở vị trí này.
3. Người ở dưới nới núm xả khí khoàng 1/2 vòng, dầu phanh sẽ chảy ra có lẫn bọt khí trong lọ thủy tinh (hình 5.54).
4. Siết chặt núm xả khí, người trên xe buông bàn đạp phanh và lại đạp phanh tiếp cho đến khi cứng chân phanh thì dừng lại. Tiến hành xả khí như trên cho tới khi không còn thấy bọt khí thoát ra ở đầu ống trong lọ thủy tinh. Siết chặt núm xả khí trước khi nhả bàn đạp phanh rồi tháo ống cao su.
5. Thực hiện xả khí như trên đối với các xy lanh con còn lại. Chú ý, luôn theo dõi mức dầu trong bình chứa và bổ sung kịp thời để giữ mức dầu luôn đầy đến mức quy định trong quá trình xả khí.
Trong các xưởng sửa chữa ô tô quy mô lớn, người ta dùng bình dầu có áp suất cao bơm vào xy lanh chính để đẩy khí ra ngoài theo núm xả khí ở xy lanh con thay cho việc xả khí thủ công ở trên.
- Khi cơ cấu phanh có các hư hỏng như: mòn má phanh, đĩa phanh hoặc trống phanh; gãy, vỡ má phanh; gãy lò xo hồi về hoặc kẹt trục guốc phanh thì cần phải tháo rời các chi tiết của cơ cấu để kiểm tra, sửa chữa.
- Đối với cơ cấu phanh tang trống:
+ Để tháo cơ cấu phanh, trước tiên cần tháo trống phanh ra, sau đó tháo lò xo kéo, móng hãm chốt rồi tháo guốc phanh ra.
+ Nếu mặt trống phanh bị xước nhẹ, cần phải đánh bóng lại bằng giấy ráp mịn, nếu bị xước sâu hoặc mòn thành gờ vòng thì phải tiện láng lại, tuy nhiên không được phép làm tăng đường kính trống phanh quá 1,5 mm.
+ Má phanh nếu bị nứt, gãy hoặc mòn các mặt đinh tán thì phải thay má phanh mới. Má phanh mới phải tiếp xúc khít với guốc phanh và với mặt trống phanh. Dùng đồ gá kẹp chặt chi tiết má phanh trên guốc rồi khoan lỗ lắp đinh tán và tán đinh đúng kỹ thuật. Mặt đinh tán phải cách mặt ngoài của má phanh (2÷3) mm. Má phanh sau sửa chữa, thay thế phải đảm bảo diện tích tiếp xúc với mặt tang trống trên 75%, nếu không đảm bảo phải rà lại.
+ Các pit-tông và cupen hỏng phải được thay mới. Bề mặt làm việc của các xy lanh chính, xy lanh trợ lực và xy lanh con nếu mòn, xước nhỏ có thể được đánh bóng lại bằng phương pháp mài, còn nếu bị mòn, xước sâu thì có thể được sửa chữa đến kích thước mới và thay pit-tông có kính thước tương ứng.
- Đối với hệ thống phanh hơi thường có các hư hỏng như:
+ Mòn cơ cấu van của máy nén khí, rách màng của bầu phanh, gãy hoặc yếu lò xo, biến dạng các cần nối. Máy nén khí sau khi sửa chữa cần được kiểm tra lưu lượng và độ kín khít trên thiết bị thử ở tốc độ (1200÷1300) vòng/phút.
a) Súc rửa và xả khí hệ thống phanh dầu
- Khi dầu trong hệ thống phanh bị nhiễm bẩn hoặc sau khi sửa chữa, thay thế các chi tiết dẫn động như các chi tiết của xy lanh chính, xy lanh con hoặc các đường ống, cần phải súc rửa hệ thống rồi nạp dầu mới và xả khí trong hệ thống phanh.
a1) Súc rửa
- Có thể súc rửa hệ thống bằng cách dùng khí nén dưới áp suất cao đẩy dầu phanh từ xy lanh chính, đi qua hệ thống đến các xy lanh con rồi theo lỗ xả khí ra ngoài, để tẩy sạch dầu cũ và cặn bẩn ra khỏi hệ thống như sơ đồ hình 5.54. Thứ tự rửa từ xy lanh con xa nhất so với xy lanh chính trước rồi lần lượt đến các xy lanh con khác. Nối ống xả vào vít xả khí, nới vít xả khoảng 1,5 vòng để xả dầu vào một cốc thủy tinh, khi nào thấy dầu chảy ra sạch và trong là được. Sau đó, điền đầy dầu phanh mới vào bình chứa dầu của xy lanh chính đến mức quy định.
- Nếu không có bình áp suất, thì súc rửa hệ thống phanh theo quy trình sau :
1. Gắn một ống mềm vào núm xả khí của một xy lanh con xa nhất, đầu ống còn lại đặt vào lọ hứng dầu
2. Nới núm xả khí ra 1,5 vòng rồi đạp bàn đạp phanh nhiều lần để bơm hết dầu phanh cũ ra.
3. Tiếp tục làm như trên đối với các xy lanh con còn lại.
4. Điền đầy dầu súc rửa chuyên dùng vào bình chứa của xy lanh chính, sau đó lặp lại quá trình đạp bàn đạp để xả dầu như trên cho tới khi thấy chất lỏng chảy ra trong và sạch là được.
5. Dùng khí nén thổi khô xy lanh chính rồi điền đầy dầu phanh mới vào bình chứa của xy lanh chính đến mức uy định, sau đó thực hiện xả khí hệ thống.
a2) Xả khí
1. Nối một ống cao su vào núm xả khí của xy lanh con gần xy lanh chính nhất, đầu còn lại nhúng vào một lọ thủy tinh trong suốt có chứa dầu phanh sạch.
2. Một người ngồi trên xe đạp bàn đạp phanh vài ba lần cho đến lúc cứng chân phanh thì giữ nguyên chân phanh ở vị trí này.
3. Người ở dưới nới núm xả khí khoàng 1/2 vòng, dầu phanh sẽ chảy ra có lẫn bọt khí trong lọ thủy tinh (hình 5.54).
4. Siết chặt núm xả khí, người trên xe buông bàn đạp phanh và lại đạp phanh tiếp cho đến khi cứng chân phanh thì dừng lại. Tiến hành xả khí như trên cho tới khi không còn thấy bọt khí thoát ra ở đầu ống trong lọ thủy tinh. Siết chặt núm xả khí trước khi nhả bàn đạp phanh rồi tháo ống cao su.
5. Thực hiện xả khí như trên đối với các xy lanh con còn lại. Chú ý, luôn theo dõi mức dầu trong bình chứa và bổ sung kịp thời để giữ mức dầu luôn đầy đến mức quy định trong quá trình xả khí.
Trong các xưởng sửa chữa ô tô quy mô lớn, người ta dùng bình dầu có áp suất cao bơm vào xy lanh chính để đẩy khí ra ngoài theo núm xả khí ở xy lanh con thay cho việc xả khí thủ công ở trên.
b) Thử phanh
- Trong các xưởng lớn, người ta thử phanh trên bằng thử bằng cách cho bánh xe
đậu trên các tang trống, cho tang trống quay kéo bánh xe quay với tốc độ tương ứng
tốc độ xe chạy 40 km/h, thực hiện đạp phanh và ghi phản lực phanh ở các bánh xe trên
thiết bị chỉ báo của băng thử. Các lực phanh ở hai bánh xe hai bên phải gần bằng nhau
và đạt trị số quy định với sai lệch nằm trong phạm vi cho phép.
- Trong các xưởng sửa chữa nhỏ, người ta thử phanh bằng cách thử xe trên
đường. Cho xe chạy trên đường bằng với vận tốc quy định (thường là 40 km/h) rồi
đạp phanh và đo quãng đường từ lúc đạp phanh tới lúc xe dừng hẳn. Yêu cầu quãng
đường phanh và độ lệch hướng khi phanh không được vượt quá trị số quy định. Nếu
kết quả không đảm bảo, phải kiểm tra và điều chỉnh lại.
No comments:
Post a Comment