1. Sửa chữa các bộ đôi của bơm cao áp:
- Các bộ đôi pit-tông – xy lanh bơm cao áp khi mòn đến mức, không đảm bảo cung cấp đủ lượng nhiên liệu cần thiết, dưới áp suất quy định cho động cơ hoặc không thể điều chỉnh được độ đồng đều về lượng nhiên liệu cấp cho các xy lanh, ở các chế độ làm việc của động cơ, thường được thay mới.
- Đối với bơm dãy hoặc bơm nhánh, khi thay bộ đôi mới, cần phải thay bộ đôi của tất cả các tổ bơm. Các bộ đôi mới này phải cùng nhóm kích thước và cùng nhóm độ kín thủy lực để đảm bảo các bộ đôi có độ mòn đều và duy trì được độ đồng đều về lượng nhiên liệu cấp trong quá trình làm việc.
- Các bộ đôi mới thường được đóng gói, mỗi gói có số bộ đôi tương ứng với số xy lanh động cơ, các bộ đôi này có kích thước và độ kín thủy lực giống nhau (sai lệch trong phạm vi quy định).
- Các bộ đôi van và đế van cao áp khi mòn không đảm bảo độ kín có thể được sửa chữa bằng cách rà lại mặt côn trên đế bằng bột rà tinh. Tuy nhiên, nếu bề mặt làm việc của van bị mòn thành vết sâu, cần phải thay mới.
- Trong các xưởng lớn hoặc các nhà máy sửa chữa ô tô có số lượng sửa chữa hàng năm lớn và có đủ các phương tiện, trang thiết bị sửa chữa, phục hồi chi tiết, người ta có thể sửa chữa, phục hồi các bộ đôi bị mòn để dùng lại. Việc phục hồi được thực hiện theo một trong các phương pháp là chọn lắp, mạ crôm hoặc chế tạo mới một trong hai chi tiết của bộ đôi. Đặc điểm của mỗi phương pháp như sau: + Chọn lắp:
* Công đoạn đầu tiên của quy trình phục hồi bộ đôi bằng chọn lắp là dùng panme đo kích thước, để chọn ra các cặp pit-tông và xy lanh với đường kính pit-tông lớn hơn đường kính xy lanh khoảng (0,05-0,1)mm. Sau đó, mài nghiền từng chi tiết trên các đầu nghiền với bột rà từ thô đến tinh để đạt đến kích thước và độ bóng yêu cầu và pit-tông có thể lắp được vào xy lanh.
* Đồ gá mài nghiền được giới thiệu trên hình 5.31. Tiếp theo, rà trực tiếp pittông và xy lanh của từng bộ với nhau bằng dầu bóng, cho tới khi pit-tông có thể chuyển động trơn tru trong xy lanh. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra kích thước và kiểm tra độ kín thủy lực để phân nhóm bộ đôi.
+ Mạ crôm:
Mạ crôm cho phép phục hồi lại kích thước đã mòn của chi tiết với bề đày lớp mạ trong phạm vi dưới 0,5mm. Độ cứng của lớp mạ cao, nên không cần nhiệt luyện lại. Không như phương pháp chọn lắp, mạ crôm cho phép phục hồi được 100% số bộ đôi đã mòn. Để phục hồi một bộ đôi, chỉ cần mạ một trong hai chi tiết và nhường cho mạ pit-tông vì công nghệ mạ đối với chi tiết trục thường đơn giản hơn chi tiết lỗ.
Công nghệ phục hồi bằng mạ tương đối đơn giản, pit-tông được mài tròn hết phần lượng dư mòn không đều, sau đó đưa vào phần xưởng mạ để mạ crôm tăng đường kính. Sau đó, mài nghiền từng chi tiết pit-tông và xy lanh, rà bóng các chi tiết cùng cặp với nhau rồi thực hiện công đoạn kiểm tra cuối cùng.
+ Chế tạo mới một trong hai chi tiết của bộ đội:
Phương pháp này đòi hỏi phải có đầy đủ dây chuyền chế tạo mới nên không tiết kiệm về mặt kinh tế. Do đó, phương pháp này ít được áp dụng trong sửa chữa.
- Hiện nay, phụ tùng động cơ tương đối sẳn sàng và giá thành khá rẻ so với phục hồi. Do đó, việc phục hồi các chi tiết bộ đôi cũ đã mòn ít được thực hiện.
2. Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp kiểu dãy trên băng thử:
a) Chuẩn bị trước khi thử
- Chuẩn bị băng thử: Công việc chẩn bị gồm kiểm tra nhiên liệu của băng thử và bổ sung nếu cần, tháo các vòi phun và cân chỉnh lại áp suất phun trên thiết bị thử sao cho bằng với áp suất phun của vòi phun trên động cơ rồi lắp lại.
- Gá lắp bơm: Khi gá bơm, cần chú ý điều chỉnh độ đồng tâm giữa trục dẫn và trục bơm để tránh hiện tượng rung trong quá trình thử. Nối các đường nhiên liệu cao áp từ các vòi phun tới các nhánh bơm cần thử và nối đường ống cung cấp nhiên liệu tới khoang nhiên liệu của bơm.
- Chạy thử: Dùng bơm tay để cung cấp nhiên liệu thấp áp. Kiểm tra và khắc phục hiện tượng rò rỉ của các đầu nối. Sau đó cho băng thử hoạt động với tốc độ chậm (100vòng/phút) rồi tăng dần tốc độ, kiểm tra tình trạng chuyển động, hiện tượng rò rỉ nhiên liệu để khắc phục trước khi cân chỉnh chính thức. Đối với bơm mới được phục hồi hoặc được thay chi tiết mới, cần chạy rà bơm ở một số tốc độ khác nhau với thanh răng ở các vị trí cấp nhiên liệu khác trong khoảng 30 phút để đảm bảo bơm hoạt động trơn tru trước khi cân chỉnh.
b) Kiểm tra và điều chỉnh thời điểm cấp nhiên liệu của các nhánh bơm
- Cần phải điều chỉnh đúng thời điểm khởi phun của bơm nhằm đảm bảo quy luật cung cấp nhiên liệu thực tế của bơm. Quy trình kiểm tra và điều chỉnh thời điểm khởi phun của bơm cao áp kiểu dãy chỉ có rãnh chéo phía dưới được thực hiện như sau:
1. Tháo ống nhiên liệu cao áp của băng thử khỏi nhánh bơm thứ nhất, tháo van cao áp, lắp ống chụp trở lại.
2. Quay trục cam để pittông nhánh bơm thứ nhất ở vị trí thấp nhất, đo vị trí đỉnh pittông bằng thước kẹp.
3. Đẩy thanh răng bơm cao áp về vị trí cấp nhiên liệu cao nhất. Dùng bơm tay cấp nhiên liệu thấp áp. Vì pit-tông của tổ bơm thứ nhất đang ở vị trí điểm chết dưới, nên nhiên liệu chảy theo cửa vào xy lanh bơm, theo đường ống ra ngoài. Dùng tay quay từ từ trục bơm theo chiều quay làm việc của nó, cho tới khi giọt nhiên liệu cuối cùng rơi mà bị treo trên miệng ống thì dừng lại. Lúc này, pit-tông vừa vặn đóng kín các cửa nhiên liệu trên xy lanh và được coi là thời điểm khởi phun. Đo lại vị trí đỉnh pittông bằng thước kẹp. Hiệu của 2 trị số đo này cho ta độ nâng của pit-tông tại thời điểm khởi phun. + Nếu kết quả đo không nằm trong phạm vi độ nâng yêu cầu của nhà chế tạo, có thể điều chỉnh bằng cách, thay đổi chiều cao con đội, nhờ điều chỉnh nâng hạ vít trên đầu con đội hoặc thêm bớt đệm điều chỉnh trên đầu con đội, rồi thử lại như trên.
+ Sau khi điều chỉnh xong thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm thứ nhất, lắp van cao áp trở lại và dịch chuyển kim đánh dấu trên đĩa cố định của băng thử về vị trí thích hợp, làm mốc để chỉnh thời điểm cấp nhiên liệu của các tổ bơm kế tiếp.
4. Kiểm tra và điều chỉnh thời điểm cấp nhiên liệu của các tổ bơm tiếp theo trong thứ tự làm việc của chúng. Cần kiểm tra góc quay của trục cam từ mốc đánh dấu thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm thứ nhất đến thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm tiếp theo.
+ Tháo van cao áp khỏi van của tổ bơm trong thứ tự làm việc kế tiếp tổ bơm thứ nhất, lắp ống chụp trở lại. Cho bơm tay hoạt động và đồng thời quay từ từ trục cam theo chiều quay làm việc cho tới khi dòng nhiên liệu ngừng chảy (khởi phun). Lúc này, chỉ số độ chia trên đĩa phải bằng góc lệch công tác lý thuyết của bơm (3600 /tổng số tổ bơm).
+ Nếu góc quay của trục cam giữa những thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm này so với thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm trước không đúng yêu cầu, phải điều chỉnh lại chiều cao con đội. Nếu góc lệch nhỏ hơn quy định, phải điều chỉnh cấp nhiên liệu muộn đi bằng cách hạ vít điều chỉnh hoặc bớt đệm đầu con đội. Nếu góc lệch lớn hơn quy định, tức là cấp nhiên liệu muộn, cần điều chỉnh ngược lại.
+ Sau khi điều chỉnh tổ bơm này đạt yêu cầu, ghi lại chỉ số độ chia, lắp ván cao áp trở lại, tiếp tục kiểm tra và điều chỉnh các tổ bơm có thứ tự làm việc tiếp theo tương tự như cách làm đối với tổ bơm trước cho đến khi tất cả các tổ bơm đều được kiểm tra và cân chỉnh.
c) Kiểm tra và điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp của các nhánh bơm
c1) Kiểm tra và điều chỉnh cho chế độ toàn tải
- Trước tiên, cần điều chỉnh giới hạn dịch chuyển tối đa của thanh răng theo quy định. Sau đó, điều chỉnh tốc độ của bơm đến tốc độ quy định, gạt tay điều khiển về vị trí cấp dầu tối đa và tiến hành đo lượng nhiên liệu cấp của của các nhánh bơm sau 100 lần bơm.
- Thử một vài lần để khẳng định các giá trị đọc của các lần thử đều giống nhau. Nếu lượng nhiên liệu cấp của nhánh bơm nào đó không đúng quy định thì cần phải điều chỉnh lại bằng cách nới vít hãm vành răng trên ống xoay rồi xoay ống xoay để pit-tông bơm đi một góc theo chiều tăng hoặc giảm nhiên liệu tùy theo yêu cầu điều chỉnh. Sau đó, hãm chặt vít lại, cho bơm hoạt động và kiểm tra lại lượng nhiên liệu cấp, có thể phải điều chỉnh và kiểm tra vài lần mới đạt yêu cầu.
c2) Kiểm tra và điều chỉnh cho chế độ không tải
- Điều chỉnh bằng thử hoạt động ở tốc độ không tải, quay cần điều khiển thanh răng về vị trí sát vít hạn chế không tải rồi kiểm tra lượng nhiên liệu cấp của các nhánh bơm.
- Nếu lượng nhiên liệu cấp không đúng với yêu cầu, điều chỉnh vít hạn chế cần điều khiển ở chế độ không tải. Khi điều chỉnh, căn cứ vào lượng nhiên liệu cấp gần bằng nhau của đại đa số các nhánh bơm. Độ không đồng đều về lượng nhiên liệu cấp ở chế độ này thường không điều chỉnh và có thể cho phép đến 30%. Nếu không đồng đều vượt qua giới hạn này, phải thay các bộ đôi mới.
d) Kiểm tra chế độ ngắt nhiên liệu khi tắt máy
- Khi kéo cần điều khiển tắt máy, thanh răng phải dịch chuyển về vị trí cắt hoàn toàn nhiên liệu để dừng động cơ, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng rồ ga, khó tắt máy.
- Việc kiểm tra hiện tượng này trên bằng thử được thực hiện bằng cách cho bơm làm việc ở số vòng quay định mức, thanh răng ở vị trí toàn tải. Sau đó vẫn giữ nguyên tốc độ vòng quay, kéo thanh răng về vị trí ngắt nhiên liệu.
- Quan sát trên cốc đo nhiên liệu, nếu vòi phun vẫn phun nhiên liệu, cần phải điều chỉnh thanh nối giữa thanh răng và bộ điều tốc cho tới khi vòn phun không phun nhiên liệu.
- Các bộ đôi pit-tông – xy lanh bơm cao áp khi mòn đến mức, không đảm bảo cung cấp đủ lượng nhiên liệu cần thiết, dưới áp suất quy định cho động cơ hoặc không thể điều chỉnh được độ đồng đều về lượng nhiên liệu cấp cho các xy lanh, ở các chế độ làm việc của động cơ, thường được thay mới.
- Đối với bơm dãy hoặc bơm nhánh, khi thay bộ đôi mới, cần phải thay bộ đôi của tất cả các tổ bơm. Các bộ đôi mới này phải cùng nhóm kích thước và cùng nhóm độ kín thủy lực để đảm bảo các bộ đôi có độ mòn đều và duy trì được độ đồng đều về lượng nhiên liệu cấp trong quá trình làm việc.
- Các bộ đôi mới thường được đóng gói, mỗi gói có số bộ đôi tương ứng với số xy lanh động cơ, các bộ đôi này có kích thước và độ kín thủy lực giống nhau (sai lệch trong phạm vi quy định).
- Các bộ đôi van và đế van cao áp khi mòn không đảm bảo độ kín có thể được sửa chữa bằng cách rà lại mặt côn trên đế bằng bột rà tinh. Tuy nhiên, nếu bề mặt làm việc của van bị mòn thành vết sâu, cần phải thay mới.
- Trong các xưởng lớn hoặc các nhà máy sửa chữa ô tô có số lượng sửa chữa hàng năm lớn và có đủ các phương tiện, trang thiết bị sửa chữa, phục hồi chi tiết, người ta có thể sửa chữa, phục hồi các bộ đôi bị mòn để dùng lại. Việc phục hồi được thực hiện theo một trong các phương pháp là chọn lắp, mạ crôm hoặc chế tạo mới một trong hai chi tiết của bộ đôi. Đặc điểm của mỗi phương pháp như sau: + Chọn lắp:
* Công đoạn đầu tiên của quy trình phục hồi bộ đôi bằng chọn lắp là dùng panme đo kích thước, để chọn ra các cặp pit-tông và xy lanh với đường kính pit-tông lớn hơn đường kính xy lanh khoảng (0,05-0,1)mm. Sau đó, mài nghiền từng chi tiết trên các đầu nghiền với bột rà từ thô đến tinh để đạt đến kích thước và độ bóng yêu cầu và pit-tông có thể lắp được vào xy lanh.
* Đồ gá mài nghiền được giới thiệu trên hình 5.31. Tiếp theo, rà trực tiếp pittông và xy lanh của từng bộ với nhau bằng dầu bóng, cho tới khi pit-tông có thể chuyển động trơn tru trong xy lanh. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra kích thước và kiểm tra độ kín thủy lực để phân nhóm bộ đôi.
+ Mạ crôm:
Mạ crôm cho phép phục hồi lại kích thước đã mòn của chi tiết với bề đày lớp mạ trong phạm vi dưới 0,5mm. Độ cứng của lớp mạ cao, nên không cần nhiệt luyện lại. Không như phương pháp chọn lắp, mạ crôm cho phép phục hồi được 100% số bộ đôi đã mòn. Để phục hồi một bộ đôi, chỉ cần mạ một trong hai chi tiết và nhường cho mạ pit-tông vì công nghệ mạ đối với chi tiết trục thường đơn giản hơn chi tiết lỗ.
Công nghệ phục hồi bằng mạ tương đối đơn giản, pit-tông được mài tròn hết phần lượng dư mòn không đều, sau đó đưa vào phần xưởng mạ để mạ crôm tăng đường kính. Sau đó, mài nghiền từng chi tiết pit-tông và xy lanh, rà bóng các chi tiết cùng cặp với nhau rồi thực hiện công đoạn kiểm tra cuối cùng.
+ Chế tạo mới một trong hai chi tiết của bộ đội:
Phương pháp này đòi hỏi phải có đầy đủ dây chuyền chế tạo mới nên không tiết kiệm về mặt kinh tế. Do đó, phương pháp này ít được áp dụng trong sửa chữa.
- Hiện nay, phụ tùng động cơ tương đối sẳn sàng và giá thành khá rẻ so với phục hồi. Do đó, việc phục hồi các chi tiết bộ đôi cũ đã mòn ít được thực hiện.
2. Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp kiểu dãy trên băng thử:
a) Chuẩn bị trước khi thử
- Chuẩn bị băng thử: Công việc chẩn bị gồm kiểm tra nhiên liệu của băng thử và bổ sung nếu cần, tháo các vòi phun và cân chỉnh lại áp suất phun trên thiết bị thử sao cho bằng với áp suất phun của vòi phun trên động cơ rồi lắp lại.
- Gá lắp bơm: Khi gá bơm, cần chú ý điều chỉnh độ đồng tâm giữa trục dẫn và trục bơm để tránh hiện tượng rung trong quá trình thử. Nối các đường nhiên liệu cao áp từ các vòi phun tới các nhánh bơm cần thử và nối đường ống cung cấp nhiên liệu tới khoang nhiên liệu của bơm.
- Chạy thử: Dùng bơm tay để cung cấp nhiên liệu thấp áp. Kiểm tra và khắc phục hiện tượng rò rỉ của các đầu nối. Sau đó cho băng thử hoạt động với tốc độ chậm (100vòng/phút) rồi tăng dần tốc độ, kiểm tra tình trạng chuyển động, hiện tượng rò rỉ nhiên liệu để khắc phục trước khi cân chỉnh chính thức. Đối với bơm mới được phục hồi hoặc được thay chi tiết mới, cần chạy rà bơm ở một số tốc độ khác nhau với thanh răng ở các vị trí cấp nhiên liệu khác trong khoảng 30 phút để đảm bảo bơm hoạt động trơn tru trước khi cân chỉnh.
b) Kiểm tra và điều chỉnh thời điểm cấp nhiên liệu của các nhánh bơm
- Cần phải điều chỉnh đúng thời điểm khởi phun của bơm nhằm đảm bảo quy luật cung cấp nhiên liệu thực tế của bơm. Quy trình kiểm tra và điều chỉnh thời điểm khởi phun của bơm cao áp kiểu dãy chỉ có rãnh chéo phía dưới được thực hiện như sau:
1. Tháo ống nhiên liệu cao áp của băng thử khỏi nhánh bơm thứ nhất, tháo van cao áp, lắp ống chụp trở lại.
2. Quay trục cam để pittông nhánh bơm thứ nhất ở vị trí thấp nhất, đo vị trí đỉnh pittông bằng thước kẹp.
3. Đẩy thanh răng bơm cao áp về vị trí cấp nhiên liệu cao nhất. Dùng bơm tay cấp nhiên liệu thấp áp. Vì pit-tông của tổ bơm thứ nhất đang ở vị trí điểm chết dưới, nên nhiên liệu chảy theo cửa vào xy lanh bơm, theo đường ống ra ngoài. Dùng tay quay từ từ trục bơm theo chiều quay làm việc của nó, cho tới khi giọt nhiên liệu cuối cùng rơi mà bị treo trên miệng ống thì dừng lại. Lúc này, pit-tông vừa vặn đóng kín các cửa nhiên liệu trên xy lanh và được coi là thời điểm khởi phun. Đo lại vị trí đỉnh pittông bằng thước kẹp. Hiệu của 2 trị số đo này cho ta độ nâng của pit-tông tại thời điểm khởi phun. + Nếu kết quả đo không nằm trong phạm vi độ nâng yêu cầu của nhà chế tạo, có thể điều chỉnh bằng cách, thay đổi chiều cao con đội, nhờ điều chỉnh nâng hạ vít trên đầu con đội hoặc thêm bớt đệm điều chỉnh trên đầu con đội, rồi thử lại như trên.
+ Sau khi điều chỉnh xong thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm thứ nhất, lắp van cao áp trở lại và dịch chuyển kim đánh dấu trên đĩa cố định của băng thử về vị trí thích hợp, làm mốc để chỉnh thời điểm cấp nhiên liệu của các tổ bơm kế tiếp.
4. Kiểm tra và điều chỉnh thời điểm cấp nhiên liệu của các tổ bơm tiếp theo trong thứ tự làm việc của chúng. Cần kiểm tra góc quay của trục cam từ mốc đánh dấu thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm thứ nhất đến thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm tiếp theo.
+ Tháo van cao áp khỏi van của tổ bơm trong thứ tự làm việc kế tiếp tổ bơm thứ nhất, lắp ống chụp trở lại. Cho bơm tay hoạt động và đồng thời quay từ từ trục cam theo chiều quay làm việc cho tới khi dòng nhiên liệu ngừng chảy (khởi phun). Lúc này, chỉ số độ chia trên đĩa phải bằng góc lệch công tác lý thuyết của bơm (3600 /tổng số tổ bơm).
+ Nếu góc quay của trục cam giữa những thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm này so với thời điểm cấp nhiên liệu của tổ bơm trước không đúng yêu cầu, phải điều chỉnh lại chiều cao con đội. Nếu góc lệch nhỏ hơn quy định, phải điều chỉnh cấp nhiên liệu muộn đi bằng cách hạ vít điều chỉnh hoặc bớt đệm đầu con đội. Nếu góc lệch lớn hơn quy định, tức là cấp nhiên liệu muộn, cần điều chỉnh ngược lại.
+ Sau khi điều chỉnh tổ bơm này đạt yêu cầu, ghi lại chỉ số độ chia, lắp ván cao áp trở lại, tiếp tục kiểm tra và điều chỉnh các tổ bơm có thứ tự làm việc tiếp theo tương tự như cách làm đối với tổ bơm trước cho đến khi tất cả các tổ bơm đều được kiểm tra và cân chỉnh.
c) Kiểm tra và điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp của các nhánh bơm
c1) Kiểm tra và điều chỉnh cho chế độ toàn tải
- Trước tiên, cần điều chỉnh giới hạn dịch chuyển tối đa của thanh răng theo quy định. Sau đó, điều chỉnh tốc độ của bơm đến tốc độ quy định, gạt tay điều khiển về vị trí cấp dầu tối đa và tiến hành đo lượng nhiên liệu cấp của của các nhánh bơm sau 100 lần bơm.
- Thử một vài lần để khẳng định các giá trị đọc của các lần thử đều giống nhau. Nếu lượng nhiên liệu cấp của nhánh bơm nào đó không đúng quy định thì cần phải điều chỉnh lại bằng cách nới vít hãm vành răng trên ống xoay rồi xoay ống xoay để pit-tông bơm đi một góc theo chiều tăng hoặc giảm nhiên liệu tùy theo yêu cầu điều chỉnh. Sau đó, hãm chặt vít lại, cho bơm hoạt động và kiểm tra lại lượng nhiên liệu cấp, có thể phải điều chỉnh và kiểm tra vài lần mới đạt yêu cầu.
c2) Kiểm tra và điều chỉnh cho chế độ không tải
- Điều chỉnh bằng thử hoạt động ở tốc độ không tải, quay cần điều khiển thanh răng về vị trí sát vít hạn chế không tải rồi kiểm tra lượng nhiên liệu cấp của các nhánh bơm.
- Nếu lượng nhiên liệu cấp không đúng với yêu cầu, điều chỉnh vít hạn chế cần điều khiển ở chế độ không tải. Khi điều chỉnh, căn cứ vào lượng nhiên liệu cấp gần bằng nhau của đại đa số các nhánh bơm. Độ không đồng đều về lượng nhiên liệu cấp ở chế độ này thường không điều chỉnh và có thể cho phép đến 30%. Nếu không đồng đều vượt qua giới hạn này, phải thay các bộ đôi mới.
d) Kiểm tra chế độ ngắt nhiên liệu khi tắt máy
- Khi kéo cần điều khiển tắt máy, thanh răng phải dịch chuyển về vị trí cắt hoàn toàn nhiên liệu để dừng động cơ, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng rồ ga, khó tắt máy.
- Việc kiểm tra hiện tượng này trên bằng thử được thực hiện bằng cách cho bơm làm việc ở số vòng quay định mức, thanh răng ở vị trí toàn tải. Sau đó vẫn giữ nguyên tốc độ vòng quay, kéo thanh răng về vị trí ngắt nhiên liệu.
- Quan sát trên cốc đo nhiên liệu, nếu vòi phun vẫn phun nhiên liệu, cần phải điều chỉnh thanh nối giữa thanh răng và bộ điều tốc cho tới khi vòn phun không phun nhiên liệu.
No comments:
Post a Comment