1. Kiểm tra, sửa chữa bơm điện:
- Nếu bơm không hoạt động khi khởi động động cơ thì cần kiểm tra mạch điện vào bằng ôm kế và vôn kế. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn và tình trạng hoạt động của tiếp điểm của mạch ngắt bơm khi áp suất dầu thấp.
- Nếu bơm hoạt động được, cần kiểm tra lưu lượng và áp suất đẩy của bơm trên xe trước khi quyết định tháo ra để sửa chữa.
- Để biết bơm có hoạt động hay không, có thể kiểm tra bằng cách nghe âm thanh qua miệng ống đổ xăng của bình chứa khi đóng mạch điện bơm. Nếu khó nghe thì có thể dùng tai nghe.
a) Kiểm tra áp suất bơm
- Một số hệ thống nhiên liệu phun xăng hoạt động dưới áp suất thấp, khoảng 0,7 kg/cm2 nhưng phần lớn hệ thống hoạt động dưới áp suất cao, khoảng 2,5-3 kg/cm2 . Trong cả hai loại hệ thống, áp suất nhiên liệu cực đại của bơm cung cấp, thường gấp đôi áp suất làm việc bình thường của hệ thống, để đảm bảo các vòi phun được cung cấp đủ nhiên liệu ở mọi chế độ làm việc. Khi kiểm tra áp suất bơm, cần tham khảo số liệu kỹ thuật của bơm để biết áp suất yêu cầu của bơm.
- Để kiểm tra áp suất của hệ thống nhiên liệu, lắp áp kế vào đầu van kiểm tra có sẵn của hệ thống, đóng điện cho bơm chạy và đọc chỉ số trên áp kế. Có thể khởi động cho động cơ chạy chậm không tải và kiểm tra. Nếu hệ thống không có van kiểm tra, thì có thể lắp một đầu nối 3 ngả T vào đường ống và lắp áp kế vào đầu nối còn lại của đầu nối T để kiểm tra.
b) Kiểm tra lưu lượng bơm
- Việc kiểm tra lưu lượng bơm được thực hiện mà không cần khởi động động cơ. Tháo đầu ống đẩy tại bầu lọc hoặc tại điểm thuận lợi và cho vào một cốc đo thể tích, đóng điện vào bơm và đo lượng xăng bơm trong 10 giây. So sánh lưu lượng bơm với số liệu kỹ thuật cho phép của bơm để đánh giá, bơm điện của các động cơ thường bơm được từ 170 – 350 cc trong thời gian 10 giây.
- Nếu bơm không đảm bảo đủ lượng và áp suất, cần tháo ra kiểm tra, sửa chữa hoặc thay bằng chi tiết mới rồi lắp và thử lại.
c) Kiểm tra dòng điện qua bơm
- Cường độ dòng điện qua bơm trong quá trình làm việc, cũng phản ánh tình trạng kỹ thuật của bơm, kiểm tra thông số này để phán đoán các hư hỏng liên quan. Lắp một ampe kế nối tiếp với cầu chì trong mạch của bơm, khởi động cho động cơ chạy và đọc kết quả trên ampe kế.
- Nếu bơm có đầu dây kiểm tra thì kiểm tra dòng điện dễ đàng mà không cần cho động cơ hoạt động. Nối đầu dây dương của ampe kế với cực dương của ắc quy, còn đầu dây âm thì nối với đầu dây kiểm tra của bơm. Sau khi nối, bơm sẽ hoạt động và có thể đọc được cường độ dòng điện trên ampe kế.
+ Nếu dòng điện thấp hơn quy định, cần kiểm tra các mối nối tại các tiếp điểm chuyển mạch, tại đầu nối điện vào bơm, tại đầu dây nối mát và kiểm tra sự rò rỉ của bơm.
+ Nếu dòng điện cao hơn quy định, cần kiểm tra hiện tượng tắc bộ lọc xăng, hiện tượng nghẹt đường ống hoặc hiện tượng kẹt các ổ trục làm bơm quay chậm.
2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống nhiên liệu phun xăng:
a) Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của hệ thống
1) Kiểm tra nhanh bằng quan sát
- Cần quan sát kỹ để phát hiện hiện tượng hở đường khí hoặc rò rỉ của các đường nhiên liệu của hệ thống để xử lý kịp thời. Trong hệ thống nhiên liệu phun xăng, sự rò rỉ của các đường nhiên liệu của hệ thống hoặc đường khí của bộ điều áp, sẽ ảnh hưởng đến áp suất nhiên liệu của hệ thống, dẫn đến quá trình phun cấp nhiện liệu không bình thường. Khi quan sát các mối nối đường ống nhiên liệu nếu thấy bụi bẩn bám tập trung nhiều thì có khả năng là mối nối bị rò rỉ.
- Có thể kiểm tra nhanh xem vòi phun có hoạt động hay không, bằng cách sờ tay vào thân vòi phun khi động cơ đang làm việc. Nếu cảm giác thấy có hiện tượng rung động, thì khẳng định vòi phun đang hoạt động. Nếu không thấy gì, là vòi phun không hoạt động.
- Cũng có thể dùng ống nghe để nghe tiếng va đập bên trong của từng vòi phun (hình 5.21). Nếu vòi phun hoạt động, sẽ nghe thấy rất rõ âm thanh va đập của kim phun, nếu nghe không rõ có thể vòi phun bẩn cần phải làm sạch, nếu không nghe thấy gì thì cần kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân tại sao vòi phun không hoạt động.
- Có thể kiểm tra sự hoạt động của vòi phun bằng cách rút dây cắm điện của vòi phun cần kiểm tra ra. Nếu tốc độ động cơ không thay đổi, vòi phun không hoạt động, còn nếu tốc độ giảm chứng tỏ vòi phun hoạt động tốt.
- Hệ thống phun xăng cần phun chính xác, một lượng nhiên liệu, dưới một áp suất nhất định, với lưu lượng khí đã biết. Do vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hỗn hợp, nên trước khi đi sâu vào kiểm tra các bộ phận của hệ thống, cần phải kiểm tra và khắc phục hư hỏng của các bộ phận liên quan sau đây:
+ Kiểm tra bộ lộc gió và bảo dưỡng, thay thế nếu cần.
+ Kiểm tra đường ống nạp xem có rò rỉ hoặc tắc nghẽn.
+ Kiểm tra các đường chân không, thay các đường ống rách, vỡ hoặc mềm.
+ Kiểm tra sự làm việc của van thông gió hộp trục khuỷu và thay mới nếu cần.
+ Kiểm tra các mối nối đường điện xem có mòn, lỏng hoặc tuột để khắc phục.
+ Kiểm tra xem có xăng ở cửa chân không của bộ điều áp không, nếu có có nghĩa bộ điều áp bị hỏng cần phải thay thế ngay
- Sau khi đã kiểm tra các bộ phận liên quan nói trên và kiểm tra nhanh các bộ phận của hệ thống bằng quan sát, nếu không phát hiện hư hỏng gì, thì kiểm tra tiếp đến áp suất nhiên liệu trong đường xăng chung, tín hiệu điều khiển vòi phun, tình trạng hoạt động của vòi phun, cũng như các cụm chi tiết khác để xác định, khắc phục các hư hỏng của hệ thống.
2) Chẩn đoán hư hỏng của hệ thống nhiên liệu qua kiểm tra áp suất
- Quy trình kiểm tra chẩn đoán được thực hiện như sau:
+ Lắp một áp kế vào van kiểm tra của đường xăng chung.
+ Khởi động cho động cơ hoạt động để tạo áp suất trong đường xăng chung. Khi động cơ chạy bình thường và ổn định, áp suất trên đường xăng phải đạt 2,5-3 kg/cm2 , nếu không đạt thì cần kiểm tra bơm và bộ điều áp.
+ Dừng động cơ, chờ 20 phút sau dó quan sát lại chỉ số áp suất nhiên liệu trên áp kế. Độ giảm áp suất không được quá 1,4 kg/cm2 . Nếu độ giảm áp suất lớn hơn 1,4 kg/cm2 , có thể kết luận sự rò rỉ lớn ở các bộ phận trong hệ thống như van một chiều ở bơm, vòi phun hoặc bộ điền áp.
- Để xác định nguyên nhân rò rỉ trong hệ thống, có thể thực hiện như sau:
+ Lắp một van khóa vào đường cấp xăng giữa bơm và đường nhiện liệu chung của các vòi phun.
+ Đóng điện cho bơm hoạt động để tạo áp suất trong hệ thống.
+ Dừng bơm, khóa van lại và chờ sau 10 phút, rồi quan sát độ giảm áp suất trên áp kế. Nếu áp suất không giảm, thì sự rò rỉ nói trên có thể là do hư hỏng của bơm, cần phải kiểm tra, sửa chữa bơm hoặc thay van một chiều ở bơm. Nếu áp suất giảm, thì có thể bơm không bị trục trặc gì, cần tiếp tục kiểm tra ở các bước tiếp theo.
+ Lắp thêm một van khóa vào đường nhiên liệu hồi về thùng chứa. Mở cả hai van khóa và đóng điện cho cho bơm hoạt động lại, để tạo áp suất trong hệ thống, rồi khóa van khóa trên đường nhiên liệu hồi về thùng chứa lại.
+ Sau 10 phút, nếu áp suất không giảm, thì sự rò rỉ được xác định ở trên có thể là do bộ điều áp hỏng, cần sửa chữa hoặc thay thế bộ điền áp mới. Nếu áp suất vẫn giảm, thì có thể vòi phun bị rò rỉ, cần kiểm tra vòi phun theo cách ở bước tiếp theo.
+ Tháo cụm các vòi phun cùng ống nhiên liệu chung ra, giữ và quay các đầu vòi phun xuống một tờ giấy. Mở cả hai van khóa và đóng điện cho bơm hoạt động, để duy trì áp suất trong hệ thống. Quan sát các đầu vòi phun và tờ giấy bên dưới, vòi phun nào có hiện tượng nhỏ một hoặc vài giọt xăng lên giấy trong thời gian 10 phút thì cần phải thay.
3) Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ điều chỉnh áp suất
- Các bộ điều chỉnh áp suất trong động cơ phun xăng thường có đường ống thông khí với đường ống nạp của động cơ. Áp suất nhiện liệu trong hệ thống được bộ điền áp điều chỉnh. Đối với động cơ không tăng áp, áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp, nhỏ hơn áp suất khí trời, tức là có độ chân không. Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải, bướm ga mở nhỏ nên độ chân không này lớn. Do đó, áp suất trong hệ thống nhiên liệu sẽ nhỏ.
- Căn cứ vào đặc điểm điều chỉnh này, có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ điều áp theo quy trình như sau:
1. Lắp một áp kế vào đường nhiện liệu chung của hệ thống để đo áp suất nhiên liệu trong hệ thống.
2. Ngắt đường chân không từ ống nạp khỏi bộ điền áp và để đầu nối trên bộ điền áp thông với khí trời.
3. Khi động cơ đang chạy không tải, nối lại đường chân không vừa tháo với đầu nối trên bộ điền áp và quan sát áp kế. Áp suất nhiên liệu chỉ trên áp kế phải giảm nhanh khoảng 0,35 kg/cm2 (độ giảm này bằng độ chân không trong đường ống nạp của động cơ). Nếu áp suất trên áp kế không thay đổi là bộ điều áp hỏng.
4. Dùng một bơm chân không nối với đường chân không của bộ điền áp, tạo độ chân không khoảng 500 mmHg. Bộ điền áp phải duy trì bộ chân không này, nếu độ chân không giảm nhanh là bộ điền áp hỏng cần phải thay.
4) Kiểm tra các thông số điện của vòi phun
- Xung điện áp điều khiển vòi phun xăng có dạng hình chữ nhật hình 5.23, tức là mạch điện qua vòi phun được đóng ngắt liên tục. Khi động cơ hoạt động, thì ECU điều khiển đóng ngắt mạch điện của vòi phun với mát. Khi mạch đóng, điện áp giữa hai cực của vòi phun dương và nhỏ hơn điện ắc quy, khi mạch ngắt thì điện áp giữa hai cực bằng 0. Thời gian mỗi lần đóng mạch càng dài thì nhiên liệu phun càng nhiều. Do vậy, thông qua kiểm tra các thông số điện, sẽ đánh giá được tình trạng hoạt động của vòi phun. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra điện áp: Người ta đo điện áp giữa cực mát của cuộn dây vòi phun và mát (thân máy). Khi mạch điện của vòi phun đóng (cực mát được nối thông với mát) thì điện áp đo bằng 0 (vòi phun phun nhiên liệu) và khi mạch điện của vòi phun bị ngắt (cực mát ngắt khỏi mát) thì điện áp đo bằng điện áp ắc quy.
+ Kiểm tra xung điện áp làm việc:
* Khởi động cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải chạy chậm, dùng thiết bị đo điện loại hiển thị tín hiệu theo thời gian (oscilloscope), đo điện áp giữa áp giữa hai dây nối điện của vòi phun, điện áp phải có dạng xung hình chữ nhật tương tự như trên hình 5.23. Khi tốc độ của động cơ tăng, thì chiều rộng của xung dương (độ đài thời gian phun) phải tăng, tpb > tpa. Do cuộn dây nam châm điện của vòi phun có hiện tượng tự cảm khi đóng hoặc ngắt mạch, nên xung điện áp đo thực tế giữa hai đầu nối dây của vòi phun thường không có dạng chính xác hình chữ nhật như ở hình trên mà bị biến dạng một chút ở lân cận điểm đóng và ngắt mạch.
* Nếu không có thiết bị đo hiển thị kết quả dạng đồ thị (oscilloscope), có thể kiểm tra sơ bộ xung điện áp bằng cách rút đầu cắm điện của vòi phun và lắp vào đầu cắm một bóng đèn 12 V nhỏ thay vòi phun. Dùng máy khởi động quay động cơ, bóng đèn phải sáng lập lòe, nếu không sáng hoặc sáng liên tục là điện áp điều khiển không bình thường.
+ Kiểm tra điện trở cuộn dây của vòi phun:
Điện trở của cuộn dây nam châm điện của vòi phun, ảnh hưởng đến cường độ của dòng điện đi qua và do đó ảnh hưởng đến tốc độ đóng mở vòi phun. Yêu cầu điện trở và cường độ dòng điện qua cuộn dây của các vòi phun phải đều nhau với sai lệch nằm trong phạm vi cho phép.
Để kiểm tra điện trở, rút đầu nối điện của vòi phun, dùng ôm kế nối với hai cực điện của vòi phun để đo. Độ chênh lệch giữa điện trở của vòi phun có điện trở cao nhất và điện trở của vòi phun có điện trở thấp nhất trong số tất cả các vòi phun của động cơ không vượt quá (0,3-0,4) . Vòi phun nào có điện trở chênh lớn (xấp xỉ 1 ) với các vòi phun khác thì phải thay.
Một số động cơ tổ chức các vòi phun phun theo nhóm, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3 vòi phun được điều khiển phun đồng thời. Các vòi phun trong nhóm được nối điện song song. Do đó, ngoài kiểm tra điện trở của từng vòi phun riêng, cần phải kiểm tra cả điện trở tương đương của cả nhóm để so sánh với điện trở tương đương của các nhóm khác.
Kiểm tra độ đồng đều về lượng phun của các vòi phun -
Để động cơ làm việc tối ưu, lượng nhiên liệu phun của các vòi phun yêu cầu phải đều nhau. Lượng nhiên liệu phun phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, lượng nhiên liệu phun của các vòi phun thường có một sự chênh lệch nào đó mà mong muốn sự chênh lệch này càng nhỏ càng tốt.
- Việc kiểm tra độ đồng đều về lượng nhiên liệu phun của các vòi phun, được thực hiện bằng cách kiểm tra độ sụt áp suất nhiên liệu trong hệ thống của các vòi phun khi phun. Lắp một áp kế vào đường nhiên liệu chính, đóng khóa điện nhưng không cho động cơ hoạt động. Dùng thiết bị kiểm tra chuyên dùng lần lượt kích hoạt cho các vòi phun, phun trong thời gian như nhau. Kiểm tra độ sụt áp suất của các vòi phun trên áp kế sau mỗi lần phun. Độ sụt áp do các vòi phun gây ra phải bằng nhau. Vòi phun nào gây sụt áp khác nhiều so với các vòi phun khác thì cần phải được thông rửa, làm sạch rồi kiểm tra lại, nếu vẫn không được phải thay mới.
Kiểm tra sự hoạt động của van điều chỉnh chạy không tải
- Sau khi khởi động nóng động cơ, tốc độ chạy không tải của động cơ phải tức thời tự động tăng và sau đó giảm xuống đến tốc độ không tải bình thường. Nếu không có hiện tượng này => van không hoạt động.
b) Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của các cảm biến
1) Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ khí nạp - Cảm biến (hình 5.24) cung cấp thông tin về nhiệt độ của động cơ, để ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun và góc đánh lửa cho phù hợp. Khi động cơ lạnh, lượng nhiên liệu phun cần nhiều hơn, hỗn hợp đậm hơn, để động cơ không bị lịm hoặc chết máy. Khi động cơ nóng, lượng nhiên liệu phun cần ít hơn, hỗn hợp nhạt hơn, để động cơ làm việc kinh tế và giảm ô nhiễm khí thải. Góc đánh lửa sớm cũng được giảm khi động cơ nóng so với khi động cơ lạnh.
2. Dựa trên bảng số liệu đặc tính của cảm biến về quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở hoặc điện áp trong các tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo, để tra ra nhiệt độ tương ứng với điện trở hoặc điện áp so được.
3. So sánh nhiệt độ đo, với nhiệt độ suy ra từ điện trở hoặc điện áp để đánh giá sự làm việc của cảm biến. Sự chênh lệch tối đa cho phép giữa hai số liệu nhiệt độ không được quá 5o C. Nếu chênh lệch quá, cần kiểm tra lại các đầu nối và dây dẫn từ cảm biến đến ECU. Nếu dây dẫn tốt, có thể kết luận cảm biến bị hỏng, cần phải thay cảm biến mới.
- Khi nhiệt độ khí nạp thấp thì tỷ trọng cao nên khối lượng khí nạp nhiều, do đó lượng nhiên liệu phun cần nhiều hơn so với lượng nhiên liệu phun khi nhiệt độ khí nạp cao. Phương pháp kiểm tra tín hiệu của cảm biến này cũng hoàn toàn tương tự như kiểm tra tín hiệu của cảm biến nhiệt độ nước đã giới thiệu ở trên.
2) Kiểm tra cảm biến áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp
- Cảm biến áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp (MAP), được sử dụng để xác định tình trạng tải trọng của động cơ, giúp ECU điều chỉnh lượng phun và góc đánh lửa sớm thích hợp khi tải thay đổi. Cảm biết có thể đo áp suất tuyệt đối thông qua đo độ chân không.
- Quy trình kiểm tra cảm biến thực hiện như sau:
1. Tháo ống nối chân không, từ đường ống nạp khỏi đầu nối của cảm biến. Dùng một bơm chân không, loại bơm tay nối với đầu nối của cảm biến.
2. Bật khóa điện động cơ nhưng không khởi động động cơ.
3. Dùng vôn kế đo điện áp giữa dây tín hiệu về ECU và dây mát của cảm biến (xem hình 5.25). Thay đổi độ chân không vào cảm biến, nếu điện áp đo không thay đổi là cảm biến hỏng cần phải thay mới. Nếu chỉ số điện áp thay đổi theo sự thay đổi của độ chân không thì có thể nói cảm biến có hoạt động. Để kiểm tra cảm biến hoạt động có tốt không, cần đo sự thay đổi của điện áp cảm biến theo độ chân không nối vào từ ống 2 trên hình 5.25. Tín hiệu điện áp kiểm tra phải giảm gần như tuyến tính theo mức tăng của độ chân không.
1- cảm biến MAP; 2- ống nối đến bơm chân không; 3- dây 5V từ ECU đến; 4- đầu nối đế tách các dây kiểm tra; 5- dây tín hiệu điện áp đến ECU; 6- vôn kế số; 7- dây mát của cảm biến.
3) Kiểm tra cảm biến độ mở bướm ga
- Hầu hết các động cơ trang bị hệ thống điều khiển điện tử, đều sử dụng cảm biến độ mở bướm ga, để cung cấp tín hiệu về vị trí độ mở bướm ga cho ECU, để điểu chỉnh lượng nhiên liệu phun và góc đánh lửa sớm. Các cảm biến này thường có 3 đầu dây ra hình 5.26. Đầu dây 1 nối điện 5V từ ECU đến; Đầu dây 2 đưa tín hiệu điện áp về độ mở bướm ga trở về ECU. Đầu dây 3 nối mát.
- Khi đóng mở bướm ga, con quay 5 quay theo, làm cho điện áp giữa dây tín hiệu 2 và dây mát 3 thay đổi. Khi bướm ga đóng hoàn toàn, con quay ở vị trí A và cho tín hiệu 0V. Khi bướm ga mở hoàn toàn, con quay ở vị trí B và tín hiệu điện áp của dây 2 bằng 5V.
- Quy trình được thực hiện như sau:
1. Bật khóa điện nhưng không khởi động động cơ, bướm ga ở vị trí ứng với chế độ không tải.
2. Đo điện áp giữa dây tín hiệu và dây mát của cảm biến. Điện áp đo ở vị trí này của bướm ga thường vào khoảng 0,5 V.
3. Khóa điện vẫn bật và động cơ không hoạt động, mở từ từ bướm ga và kiểm tra vôn kế. Tín hiệu điện áp trên vôn kế phải tăng đều đặn và liên tục theo mức tăng độ mở, nếu không tăng là cảm biến hỏng. Khi bướm ga mở hoàn toàn, điện áp gần 5V.
4) Kiểm tra cảm biến lamđa (cảm biến hàm lượng ôxy trong khí thải)
- Cảm biến lamđa đo lượng ôxy thừa trong khí thải, để đánh giá mức độ đậm hoặc nhạt của không khí - nhiên liệu, giúp ECU kịp thời điều chỉnh lượng nhiên liệu phun. Cảm biến lamđa có một số dạng kết cấu sau:
+ Cảm biến lamđa 1 đầu dây ra: Đầu đây ra là dây tín hiệu của cảm biến, còn cực mát được làm liền thân cảm biến truyền qua ren vào thân máy.
+ Cảm biến lamđa 2 đầu dây ra: Một đầu nối dây tín hiệu, đầu kia nối dây mát đến mát của ECU.
+ Cảm biến lamđa 3 đầu dây ra: Cảm biến này có dây điện trở đốt nóng, để nhanh đạt nhiệt độ làm việc, sau khi khởi động lạnh động cơ. Một đầu ra là dây tín hiệu, hai đầu kia là dây dương và dây mát nối với điện trở. Cực mát của tín hiệu là thân cảm biến.
+ Cảm biến lamđa 4 đầu dây ra: Cảm biến này cũng có điện trở đốt nóng. Hai đầu dây là dây tín hiệu và dây mát của tín hiệu, hai đầu còn lại là dây dương và dây mát nối với điện trở.
- Các cảm biến lamđa thông dụng thường cho điện áp trên 800 mV ứng với khí thải khi hỗn hợp đậm và dưới 200 mV ứng với khí thải khi hỗn hợp nhạt. Một số cảm biến lại cho điện áp ngược lại, tức là điện áp lớn với hỗn hợp nhạt và nhỏ với hỗn hợp đậm.
- Để kiểm tra cảm biến, cần đo tín hiệu điện áp giữa dây tín hiệu và dây mát của tín hiệu bằng vôn kế. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Nối dây dương của vôn kế vào dây tín hiệu của cảm biến, nối dây mát vào dây mát của tín hiệu hoặc vào mát động cơ.
+ Khi động cơ đã ấm máy và hoạt động bình thường, tín hiệu điện áp của cảm biến phải thay đổi liên tục và đều đặn, khi hỗn hợp được điều chỉnh.
- Nếu bơm không hoạt động khi khởi động động cơ thì cần kiểm tra mạch điện vào bằng ôm kế và vôn kế. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn và tình trạng hoạt động của tiếp điểm của mạch ngắt bơm khi áp suất dầu thấp.
- Nếu bơm hoạt động được, cần kiểm tra lưu lượng và áp suất đẩy của bơm trên xe trước khi quyết định tháo ra để sửa chữa.
- Để biết bơm có hoạt động hay không, có thể kiểm tra bằng cách nghe âm thanh qua miệng ống đổ xăng của bình chứa khi đóng mạch điện bơm. Nếu khó nghe thì có thể dùng tai nghe.
a) Kiểm tra áp suất bơm
- Một số hệ thống nhiên liệu phun xăng hoạt động dưới áp suất thấp, khoảng 0,7 kg/cm2 nhưng phần lớn hệ thống hoạt động dưới áp suất cao, khoảng 2,5-3 kg/cm2 . Trong cả hai loại hệ thống, áp suất nhiên liệu cực đại của bơm cung cấp, thường gấp đôi áp suất làm việc bình thường của hệ thống, để đảm bảo các vòi phun được cung cấp đủ nhiên liệu ở mọi chế độ làm việc. Khi kiểm tra áp suất bơm, cần tham khảo số liệu kỹ thuật của bơm để biết áp suất yêu cầu của bơm.
- Để kiểm tra áp suất của hệ thống nhiên liệu, lắp áp kế vào đầu van kiểm tra có sẵn của hệ thống, đóng điện cho bơm chạy và đọc chỉ số trên áp kế. Có thể khởi động cho động cơ chạy chậm không tải và kiểm tra. Nếu hệ thống không có van kiểm tra, thì có thể lắp một đầu nối 3 ngả T vào đường ống và lắp áp kế vào đầu nối còn lại của đầu nối T để kiểm tra.
b) Kiểm tra lưu lượng bơm
- Việc kiểm tra lưu lượng bơm được thực hiện mà không cần khởi động động cơ. Tháo đầu ống đẩy tại bầu lọc hoặc tại điểm thuận lợi và cho vào một cốc đo thể tích, đóng điện vào bơm và đo lượng xăng bơm trong 10 giây. So sánh lưu lượng bơm với số liệu kỹ thuật cho phép của bơm để đánh giá, bơm điện của các động cơ thường bơm được từ 170 – 350 cc trong thời gian 10 giây.
- Nếu bơm không đảm bảo đủ lượng và áp suất, cần tháo ra kiểm tra, sửa chữa hoặc thay bằng chi tiết mới rồi lắp và thử lại.
c) Kiểm tra dòng điện qua bơm
- Cường độ dòng điện qua bơm trong quá trình làm việc, cũng phản ánh tình trạng kỹ thuật của bơm, kiểm tra thông số này để phán đoán các hư hỏng liên quan. Lắp một ampe kế nối tiếp với cầu chì trong mạch của bơm, khởi động cho động cơ chạy và đọc kết quả trên ampe kế.
- Nếu bơm có đầu dây kiểm tra thì kiểm tra dòng điện dễ đàng mà không cần cho động cơ hoạt động. Nối đầu dây dương của ampe kế với cực dương của ắc quy, còn đầu dây âm thì nối với đầu dây kiểm tra của bơm. Sau khi nối, bơm sẽ hoạt động và có thể đọc được cường độ dòng điện trên ampe kế.
+ Nếu dòng điện thấp hơn quy định, cần kiểm tra các mối nối tại các tiếp điểm chuyển mạch, tại đầu nối điện vào bơm, tại đầu dây nối mát và kiểm tra sự rò rỉ của bơm.
+ Nếu dòng điện cao hơn quy định, cần kiểm tra hiện tượng tắc bộ lọc xăng, hiện tượng nghẹt đường ống hoặc hiện tượng kẹt các ổ trục làm bơm quay chậm.
2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống nhiên liệu phun xăng:
a) Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của hệ thống
1) Kiểm tra nhanh bằng quan sát
- Cần quan sát kỹ để phát hiện hiện tượng hở đường khí hoặc rò rỉ của các đường nhiên liệu của hệ thống để xử lý kịp thời. Trong hệ thống nhiên liệu phun xăng, sự rò rỉ của các đường nhiên liệu của hệ thống hoặc đường khí của bộ điều áp, sẽ ảnh hưởng đến áp suất nhiên liệu của hệ thống, dẫn đến quá trình phun cấp nhiện liệu không bình thường. Khi quan sát các mối nối đường ống nhiên liệu nếu thấy bụi bẩn bám tập trung nhiều thì có khả năng là mối nối bị rò rỉ.
- Có thể kiểm tra nhanh xem vòi phun có hoạt động hay không, bằng cách sờ tay vào thân vòi phun khi động cơ đang làm việc. Nếu cảm giác thấy có hiện tượng rung động, thì khẳng định vòi phun đang hoạt động. Nếu không thấy gì, là vòi phun không hoạt động.
- Cũng có thể dùng ống nghe để nghe tiếng va đập bên trong của từng vòi phun (hình 5.21). Nếu vòi phun hoạt động, sẽ nghe thấy rất rõ âm thanh va đập của kim phun, nếu nghe không rõ có thể vòi phun bẩn cần phải làm sạch, nếu không nghe thấy gì thì cần kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân tại sao vòi phun không hoạt động.
- Có thể kiểm tra sự hoạt động của vòi phun bằng cách rút dây cắm điện của vòi phun cần kiểm tra ra. Nếu tốc độ động cơ không thay đổi, vòi phun không hoạt động, còn nếu tốc độ giảm chứng tỏ vòi phun hoạt động tốt.
- Hệ thống phun xăng cần phun chính xác, một lượng nhiên liệu, dưới một áp suất nhất định, với lưu lượng khí đã biết. Do vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hỗn hợp, nên trước khi đi sâu vào kiểm tra các bộ phận của hệ thống, cần phải kiểm tra và khắc phục hư hỏng của các bộ phận liên quan sau đây:
+ Kiểm tra bộ lộc gió và bảo dưỡng, thay thế nếu cần.
+ Kiểm tra đường ống nạp xem có rò rỉ hoặc tắc nghẽn.
+ Kiểm tra các đường chân không, thay các đường ống rách, vỡ hoặc mềm.
+ Kiểm tra sự làm việc của van thông gió hộp trục khuỷu và thay mới nếu cần.
+ Kiểm tra các mối nối đường điện xem có mòn, lỏng hoặc tuột để khắc phục.
+ Kiểm tra xem có xăng ở cửa chân không của bộ điều áp không, nếu có có nghĩa bộ điều áp bị hỏng cần phải thay thế ngay
- Sau khi đã kiểm tra các bộ phận liên quan nói trên và kiểm tra nhanh các bộ phận của hệ thống bằng quan sát, nếu không phát hiện hư hỏng gì, thì kiểm tra tiếp đến áp suất nhiên liệu trong đường xăng chung, tín hiệu điều khiển vòi phun, tình trạng hoạt động của vòi phun, cũng như các cụm chi tiết khác để xác định, khắc phục các hư hỏng của hệ thống.
2) Chẩn đoán hư hỏng của hệ thống nhiên liệu qua kiểm tra áp suất
- Quy trình kiểm tra chẩn đoán được thực hiện như sau:
+ Lắp một áp kế vào van kiểm tra của đường xăng chung.
+ Khởi động cho động cơ hoạt động để tạo áp suất trong đường xăng chung. Khi động cơ chạy bình thường và ổn định, áp suất trên đường xăng phải đạt 2,5-3 kg/cm2 , nếu không đạt thì cần kiểm tra bơm và bộ điều áp.
+ Dừng động cơ, chờ 20 phút sau dó quan sát lại chỉ số áp suất nhiên liệu trên áp kế. Độ giảm áp suất không được quá 1,4 kg/cm2 . Nếu độ giảm áp suất lớn hơn 1,4 kg/cm2 , có thể kết luận sự rò rỉ lớn ở các bộ phận trong hệ thống như van một chiều ở bơm, vòi phun hoặc bộ điền áp.
- Để xác định nguyên nhân rò rỉ trong hệ thống, có thể thực hiện như sau:
+ Lắp một van khóa vào đường cấp xăng giữa bơm và đường nhiện liệu chung của các vòi phun.
+ Đóng điện cho bơm hoạt động để tạo áp suất trong hệ thống.
+ Dừng bơm, khóa van lại và chờ sau 10 phút, rồi quan sát độ giảm áp suất trên áp kế. Nếu áp suất không giảm, thì sự rò rỉ nói trên có thể là do hư hỏng của bơm, cần phải kiểm tra, sửa chữa bơm hoặc thay van một chiều ở bơm. Nếu áp suất giảm, thì có thể bơm không bị trục trặc gì, cần tiếp tục kiểm tra ở các bước tiếp theo.
+ Lắp thêm một van khóa vào đường nhiên liệu hồi về thùng chứa. Mở cả hai van khóa và đóng điện cho cho bơm hoạt động lại, để tạo áp suất trong hệ thống, rồi khóa van khóa trên đường nhiên liệu hồi về thùng chứa lại.
+ Sau 10 phút, nếu áp suất không giảm, thì sự rò rỉ được xác định ở trên có thể là do bộ điều áp hỏng, cần sửa chữa hoặc thay thế bộ điền áp mới. Nếu áp suất vẫn giảm, thì có thể vòi phun bị rò rỉ, cần kiểm tra vòi phun theo cách ở bước tiếp theo.
+ Tháo cụm các vòi phun cùng ống nhiên liệu chung ra, giữ và quay các đầu vòi phun xuống một tờ giấy. Mở cả hai van khóa và đóng điện cho bơm hoạt động, để duy trì áp suất trong hệ thống. Quan sát các đầu vòi phun và tờ giấy bên dưới, vòi phun nào có hiện tượng nhỏ một hoặc vài giọt xăng lên giấy trong thời gian 10 phút thì cần phải thay.
3) Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ điều chỉnh áp suất
- Các bộ điều chỉnh áp suất trong động cơ phun xăng thường có đường ống thông khí với đường ống nạp của động cơ. Áp suất nhiện liệu trong hệ thống được bộ điền áp điều chỉnh. Đối với động cơ không tăng áp, áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp, nhỏ hơn áp suất khí trời, tức là có độ chân không. Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải, bướm ga mở nhỏ nên độ chân không này lớn. Do đó, áp suất trong hệ thống nhiên liệu sẽ nhỏ.
- Căn cứ vào đặc điểm điều chỉnh này, có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ điều áp theo quy trình như sau:
1. Lắp một áp kế vào đường nhiện liệu chung của hệ thống để đo áp suất nhiên liệu trong hệ thống.
2. Ngắt đường chân không từ ống nạp khỏi bộ điền áp và để đầu nối trên bộ điền áp thông với khí trời.
3. Khi động cơ đang chạy không tải, nối lại đường chân không vừa tháo với đầu nối trên bộ điền áp và quan sát áp kế. Áp suất nhiên liệu chỉ trên áp kế phải giảm nhanh khoảng 0,35 kg/cm2 (độ giảm này bằng độ chân không trong đường ống nạp của động cơ). Nếu áp suất trên áp kế không thay đổi là bộ điều áp hỏng.
4. Dùng một bơm chân không nối với đường chân không của bộ điền áp, tạo độ chân không khoảng 500 mmHg. Bộ điền áp phải duy trì bộ chân không này, nếu độ chân không giảm nhanh là bộ điền áp hỏng cần phải thay.
4) Kiểm tra các thông số điện của vòi phun
- Xung điện áp điều khiển vòi phun xăng có dạng hình chữ nhật hình 5.23, tức là mạch điện qua vòi phun được đóng ngắt liên tục. Khi động cơ hoạt động, thì ECU điều khiển đóng ngắt mạch điện của vòi phun với mát. Khi mạch đóng, điện áp giữa hai cực của vòi phun dương và nhỏ hơn điện ắc quy, khi mạch ngắt thì điện áp giữa hai cực bằng 0. Thời gian mỗi lần đóng mạch càng dài thì nhiên liệu phun càng nhiều. Do vậy, thông qua kiểm tra các thông số điện, sẽ đánh giá được tình trạng hoạt động của vòi phun. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra điện áp: Người ta đo điện áp giữa cực mát của cuộn dây vòi phun và mát (thân máy). Khi mạch điện của vòi phun đóng (cực mát được nối thông với mát) thì điện áp đo bằng 0 (vòi phun phun nhiên liệu) và khi mạch điện của vòi phun bị ngắt (cực mát ngắt khỏi mát) thì điện áp đo bằng điện áp ắc quy.
+ Kiểm tra xung điện áp làm việc:
* Khởi động cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải chạy chậm, dùng thiết bị đo điện loại hiển thị tín hiệu theo thời gian (oscilloscope), đo điện áp giữa áp giữa hai dây nối điện của vòi phun, điện áp phải có dạng xung hình chữ nhật tương tự như trên hình 5.23. Khi tốc độ của động cơ tăng, thì chiều rộng của xung dương (độ đài thời gian phun) phải tăng, tpb > tpa. Do cuộn dây nam châm điện của vòi phun có hiện tượng tự cảm khi đóng hoặc ngắt mạch, nên xung điện áp đo thực tế giữa hai đầu nối dây của vòi phun thường không có dạng chính xác hình chữ nhật như ở hình trên mà bị biến dạng một chút ở lân cận điểm đóng và ngắt mạch.
* Nếu không có thiết bị đo hiển thị kết quả dạng đồ thị (oscilloscope), có thể kiểm tra sơ bộ xung điện áp bằng cách rút đầu cắm điện của vòi phun và lắp vào đầu cắm một bóng đèn 12 V nhỏ thay vòi phun. Dùng máy khởi động quay động cơ, bóng đèn phải sáng lập lòe, nếu không sáng hoặc sáng liên tục là điện áp điều khiển không bình thường.
+ Kiểm tra điện trở cuộn dây của vòi phun:
Điện trở của cuộn dây nam châm điện của vòi phun, ảnh hưởng đến cường độ của dòng điện đi qua và do đó ảnh hưởng đến tốc độ đóng mở vòi phun. Yêu cầu điện trở và cường độ dòng điện qua cuộn dây của các vòi phun phải đều nhau với sai lệch nằm trong phạm vi cho phép.
Để kiểm tra điện trở, rút đầu nối điện của vòi phun, dùng ôm kế nối với hai cực điện của vòi phun để đo. Độ chênh lệch giữa điện trở của vòi phun có điện trở cao nhất và điện trở của vòi phun có điện trở thấp nhất trong số tất cả các vòi phun của động cơ không vượt quá (0,3-0,4) . Vòi phun nào có điện trở chênh lớn (xấp xỉ 1 ) với các vòi phun khác thì phải thay.
Một số động cơ tổ chức các vòi phun phun theo nhóm, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3 vòi phun được điều khiển phun đồng thời. Các vòi phun trong nhóm được nối điện song song. Do đó, ngoài kiểm tra điện trở của từng vòi phun riêng, cần phải kiểm tra cả điện trở tương đương của cả nhóm để so sánh với điện trở tương đương của các nhóm khác.
Kiểm tra độ đồng đều về lượng phun của các vòi phun -
Để động cơ làm việc tối ưu, lượng nhiên liệu phun của các vòi phun yêu cầu phải đều nhau. Lượng nhiên liệu phun phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, lượng nhiên liệu phun của các vòi phun thường có một sự chênh lệch nào đó mà mong muốn sự chênh lệch này càng nhỏ càng tốt.
- Việc kiểm tra độ đồng đều về lượng nhiên liệu phun của các vòi phun, được thực hiện bằng cách kiểm tra độ sụt áp suất nhiên liệu trong hệ thống của các vòi phun khi phun. Lắp một áp kế vào đường nhiên liệu chính, đóng khóa điện nhưng không cho động cơ hoạt động. Dùng thiết bị kiểm tra chuyên dùng lần lượt kích hoạt cho các vòi phun, phun trong thời gian như nhau. Kiểm tra độ sụt áp suất của các vòi phun trên áp kế sau mỗi lần phun. Độ sụt áp do các vòi phun gây ra phải bằng nhau. Vòi phun nào gây sụt áp khác nhiều so với các vòi phun khác thì cần phải được thông rửa, làm sạch rồi kiểm tra lại, nếu vẫn không được phải thay mới.
Kiểm tra sự hoạt động của van điều chỉnh chạy không tải
- Sau khi khởi động nóng động cơ, tốc độ chạy không tải của động cơ phải tức thời tự động tăng và sau đó giảm xuống đến tốc độ không tải bình thường. Nếu không có hiện tượng này => van không hoạt động.
b) Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của các cảm biến
1) Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ khí nạp - Cảm biến (hình 5.24) cung cấp thông tin về nhiệt độ của động cơ, để ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun và góc đánh lửa cho phù hợp. Khi động cơ lạnh, lượng nhiên liệu phun cần nhiều hơn, hỗn hợp đậm hơn, để động cơ không bị lịm hoặc chết máy. Khi động cơ nóng, lượng nhiên liệu phun cần ít hơn, hỗn hợp nhạt hơn, để động cơ làm việc kinh tế và giảm ô nhiễm khí thải. Góc đánh lửa sớm cũng được giảm khi động cơ nóng so với khi động cơ lạnh.
- Hầu hết các cảm biến có điện trở lớn khi nước lạnh và có điện trở nhỏ khi nước
nóng. Điều này có nghĩa là nhiệt độ nước tăng sẽ làm điện trở giảm, do đó điện áp rơi
giữa hai cực của cảm biến giảm.
- Quy trình kiểm tra được thực hiện như sau:
1. Cho động cơ hoạt động, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước làm mát của động
cơ, tại nơi đặt cảm biến và đồng thời đo điện trở hoặc điện áp giữa hai cực của cảm
biến.2. Dựa trên bảng số liệu đặc tính của cảm biến về quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở hoặc điện áp trong các tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo, để tra ra nhiệt độ tương ứng với điện trở hoặc điện áp so được.
3. So sánh nhiệt độ đo, với nhiệt độ suy ra từ điện trở hoặc điện áp để đánh giá sự làm việc của cảm biến. Sự chênh lệch tối đa cho phép giữa hai số liệu nhiệt độ không được quá 5o C. Nếu chênh lệch quá, cần kiểm tra lại các đầu nối và dây dẫn từ cảm biến đến ECU. Nếu dây dẫn tốt, có thể kết luận cảm biến bị hỏng, cần phải thay cảm biến mới.
- Khi nhiệt độ khí nạp thấp thì tỷ trọng cao nên khối lượng khí nạp nhiều, do đó lượng nhiên liệu phun cần nhiều hơn so với lượng nhiên liệu phun khi nhiệt độ khí nạp cao. Phương pháp kiểm tra tín hiệu của cảm biến này cũng hoàn toàn tương tự như kiểm tra tín hiệu của cảm biến nhiệt độ nước đã giới thiệu ở trên.
2) Kiểm tra cảm biến áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp
- Cảm biến áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp (MAP), được sử dụng để xác định tình trạng tải trọng của động cơ, giúp ECU điều chỉnh lượng phun và góc đánh lửa sớm thích hợp khi tải thay đổi. Cảm biết có thể đo áp suất tuyệt đối thông qua đo độ chân không.
- Quy trình kiểm tra cảm biến thực hiện như sau:
1. Tháo ống nối chân không, từ đường ống nạp khỏi đầu nối của cảm biến. Dùng một bơm chân không, loại bơm tay nối với đầu nối của cảm biến.
2. Bật khóa điện động cơ nhưng không khởi động động cơ.
3. Dùng vôn kế đo điện áp giữa dây tín hiệu về ECU và dây mát của cảm biến (xem hình 5.25). Thay đổi độ chân không vào cảm biến, nếu điện áp đo không thay đổi là cảm biến hỏng cần phải thay mới. Nếu chỉ số điện áp thay đổi theo sự thay đổi của độ chân không thì có thể nói cảm biến có hoạt động. Để kiểm tra cảm biến hoạt động có tốt không, cần đo sự thay đổi của điện áp cảm biến theo độ chân không nối vào từ ống 2 trên hình 5.25. Tín hiệu điện áp kiểm tra phải giảm gần như tuyến tính theo mức tăng của độ chân không.
1- cảm biến MAP; 2- ống nối đến bơm chân không; 3- dây 5V từ ECU đến; 4- đầu nối đế tách các dây kiểm tra; 5- dây tín hiệu điện áp đến ECU; 6- vôn kế số; 7- dây mát của cảm biến.
3) Kiểm tra cảm biến độ mở bướm ga
- Hầu hết các động cơ trang bị hệ thống điều khiển điện tử, đều sử dụng cảm biến độ mở bướm ga, để cung cấp tín hiệu về vị trí độ mở bướm ga cho ECU, để điểu chỉnh lượng nhiên liệu phun và góc đánh lửa sớm. Các cảm biến này thường có 3 đầu dây ra hình 5.26. Đầu dây 1 nối điện 5V từ ECU đến; Đầu dây 2 đưa tín hiệu điện áp về độ mở bướm ga trở về ECU. Đầu dây 3 nối mát.
- Khi đóng mở bướm ga, con quay 5 quay theo, làm cho điện áp giữa dây tín hiệu 2 và dây mát 3 thay đổi. Khi bướm ga đóng hoàn toàn, con quay ở vị trí A và cho tín hiệu 0V. Khi bướm ga mở hoàn toàn, con quay ở vị trí B và tín hiệu điện áp của dây 2 bằng 5V.
- Quy trình được thực hiện như sau:
1. Bật khóa điện nhưng không khởi động động cơ, bướm ga ở vị trí ứng với chế độ không tải.
2. Đo điện áp giữa dây tín hiệu và dây mát của cảm biến. Điện áp đo ở vị trí này của bướm ga thường vào khoảng 0,5 V.
3. Khóa điện vẫn bật và động cơ không hoạt động, mở từ từ bướm ga và kiểm tra vôn kế. Tín hiệu điện áp trên vôn kế phải tăng đều đặn và liên tục theo mức tăng độ mở, nếu không tăng là cảm biến hỏng. Khi bướm ga mở hoàn toàn, điện áp gần 5V.
4) Kiểm tra cảm biến lamđa (cảm biến hàm lượng ôxy trong khí thải)
- Cảm biến lamđa đo lượng ôxy thừa trong khí thải, để đánh giá mức độ đậm hoặc nhạt của không khí - nhiên liệu, giúp ECU kịp thời điều chỉnh lượng nhiên liệu phun. Cảm biến lamđa có một số dạng kết cấu sau:
+ Cảm biến lamđa 1 đầu dây ra: Đầu đây ra là dây tín hiệu của cảm biến, còn cực mát được làm liền thân cảm biến truyền qua ren vào thân máy.
+ Cảm biến lamđa 2 đầu dây ra: Một đầu nối dây tín hiệu, đầu kia nối dây mát đến mát của ECU.
+ Cảm biến lamđa 3 đầu dây ra: Cảm biến này có dây điện trở đốt nóng, để nhanh đạt nhiệt độ làm việc, sau khi khởi động lạnh động cơ. Một đầu ra là dây tín hiệu, hai đầu kia là dây dương và dây mát nối với điện trở. Cực mát của tín hiệu là thân cảm biến.
+ Cảm biến lamđa 4 đầu dây ra: Cảm biến này cũng có điện trở đốt nóng. Hai đầu dây là dây tín hiệu và dây mát của tín hiệu, hai đầu còn lại là dây dương và dây mát nối với điện trở.
- Các cảm biến lamđa thông dụng thường cho điện áp trên 800 mV ứng với khí thải khi hỗn hợp đậm và dưới 200 mV ứng với khí thải khi hỗn hợp nhạt. Một số cảm biến lại cho điện áp ngược lại, tức là điện áp lớn với hỗn hợp nhạt và nhỏ với hỗn hợp đậm.
- Để kiểm tra cảm biến, cần đo tín hiệu điện áp giữa dây tín hiệu và dây mát của tín hiệu bằng vôn kế. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Nối dây dương của vôn kế vào dây tín hiệu của cảm biến, nối dây mát vào dây mát của tín hiệu hoặc vào mát động cơ.
+ Khi động cơ đã ấm máy và hoạt động bình thường, tín hiệu điện áp của cảm biến phải thay đổi liên tục và đều đặn, khi hỗn hợp được điều chỉnh.
No comments:
Post a Comment