Saturday, January 6, 2018

Sữa Chữa Và Bảo Dưỡng Cơ Cấu Phân Phối Khí


1. Mục đích,ý nghĩa của công việc điều chỉnh, bảo dưỡng định kỳ cơ cấu phân phối khí.
a. Mục đích: Để kiểm tra quá trình hoạt động của các chi tiết và điều chỉnh sau 1 thời gian làm việc, để đưa các chi tiết trở lại làm việc bình thường, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

b. Ý nghĩa: Việc bảo dưỡng, điều chỉnhcơ cấu phân phối khí đúng định kỳ, kịp thời sẽ đảm bảo được công suất của động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm được tiếng va đập do khe hở nhiệt lớn để động cơ chạy êm. Do vậy, phải tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xu páp theo đúng quy định kỹ thuật.
2. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp:
2.1.Mục đích: - Điều chỉnh khe hở là để chừa ra một khoảng hở thích hợp giữa đuôi Xupáp và đầu con đội (với xu páp đặt), giữa đuôi xu páp với đầu cò mổ (xu páp treo). Khe hở này là để chỗ cho xu páp giãn nở dài khi bị làm nóng bởi nhiệt độ khí cháy màvẫn đảm bảo đóng kín buồng đốt,đồng thời không gây tiếng ồn khi chuyển động,không làm sai lệch góc pha phối khí của động cơ.(Chỉ điều chỉnh khe hở nhiệt khi động cơ nguội.)
2.2. Điều kiện thực hiện:
- Bộ dụng cụ chuyên dùng để điều chỉnh cơ cấu phân phối khí
- Bộ căn lá để kiểm tra khe hở nhiệt của từng xu páp.
2.3. Trình tự điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xu páp trên động cơ.
a. Các phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xu páp
- Điều chỉnh khe hở nhiệt cho loại cơ cấu xu páp treo
- Điều chỉnh khe hở nhiệt cho loại cơ cấu xu páp đặt
- Điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp từng máy(gọi là điều chỉnh đơn chiếc).
-.Điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp cho nhiều máy sau 2 vòng quay của trục cơ (gọi là điều chỉnh hàng loạt).
b. Khe hở nhiệt thường được hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo.
3. Điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xu páp động cơ ô tô
3.1. Điều kiện thực hiện:
- Bộ cờ lê dẹt của nghề sửa chữa ô tô, khay đựng
- Thiết bị kiểm tra, bộ căn lá, máy nén khí - Vật liệu: Giẻ lau sạch, dầu sạch
- Động cơ có cơ cấu phân phối khí đủ chi tiết và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
3.2.Yêu cầu:
a. Phải biết được thứ tự nổ của động cơ ô tô (có thể nhìn trên nắp máy, thân máy, hoặc lý lịch xe.v.v.) cần điều chỉnh.
-ví dụ:
+Thứ tự nổ của động cơ 4 máy là: 1-3-4-2. Hoặc 1-2-4-3. +Thứ tự nổ của động cơ 6 máy là: 1-5-3-6-2-4.
+Thứ tự nổ của động cơ 8 máy hình chữ v là: 1-5-4-2-6-3-7-8. -Có thể tự xác định thứ tự nổ bằng cách tìm tầm nổ (cuối kỳ nén đầu kỳ nổ)của các máy như sau: 
Bước 1: Tháo bu gi (hoặc vòi phun) ra khỏi động cơ
Bước 2 : Nhét giẻ sạch vào các lỗ bu gi (Vòi phun)
Bước 3: Quay trục cơ từ từ đến khi giẻ ở lỗ lắp bu gi của máy 1 bật ra ta xác định được tầm nổ máy số1
Bước 4 : Quay tiếp trục cơ, thấy máy nào bật giẻ ra tiếp theo máy1và tiếp tục quan sát các máy còn lại, ghi lại ta xác định được thứ tự nổ của các máy trên động cơ.

No comments:

Post a Comment