Saturday, January 6, 2018

Sửa Chữa Trục Cam Và Bánh Răng Cam Trong Ô Tô



1. Hiện tượng hư hỏng
 Những biểu hiện hư hỏng của trục cam thường là:

a.Trục cong,các vấu cam bị mòn(làm tăng khe hở xu páp),giảm công suất động cơ,tăng tiêu hao nhiên liệu.
b.Trục cam bị gẫy nứt,mòn cam lệch tâm,mẻ răng dẫn động bơm dầu.
c. Bạc trục cam bị mòn làm áp suất mạch dầu chính giảm ảnh hưởng đến khả năng truyền động của trục cam cho các bộ phận khác.
d. Bánh răng trục cam bị vỡ, mẻ răng,mòn các răng,gây tiếng kêu khi làm việc.
e. Xích truyền động bị mòn ,chốt xích mòn làm tăng bước xích,dẫn đến không ăn khớp với bánh răng xích, do đó khi truyền động sẽ gây tiếng kêu,hoặc tuột xích.
2.Nguyên nhân:
a.Do làm việc lâu không được bảo dưỡng đúng kỳ hạn
b.Thiếu dầu bôi trơn,dầu bẩn,gây ma sát lớn làm tăng độ mòn.
c. Do lắp ráp và điều chỉnh không đúng kỹ thuật.
3.Kiểm tra:
3.3.1. Kiểm tra bằng mắt thường: kiểm tra các vết nứt,xước rỗ mòn của các chi tiết,độ trùng của dây xích, dây đai .
3.3.2.Kiểm tra bằng dụng cụ đo:
a.Kiểm tra trục cam.
- Đo độ cong độ đảo ,độ lệch tâm của trục cam trên máy tiện hoặc khối V, dùng đồng hồ
- Kiểm tra chiều cao vấu cam bằng pan me đo ngoài
- Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa cổ trục cam và bạc, bằng cách đo đường kính lỗ bạc và đo đường kính cổ trục bằng pan me rồi so sánh 2 kích thước, hiệu số của 2 kích thước đo được sẽ là kích thước của khe hở lắp ghép
- Kiểm tra trục cam về độ thẳng hàng và mài mòn bất thường bằng cách đặt trục cam lên khối chữ V, đặt đồng hồ so trên mổi cổ trục bạc, quay trục cam và quan sát đồng hồ, độ đảo hoặc lệch tâm chỉ ra trên đồng hồ là giá trị cong hoặc không còn thẳng hàng của trục cam.
- Kiểm tra độ nâng của vấu cam có thể được đo bằng đồng hồ chỉ thị kim hoặc được đo bằng panme đo ngoài.
- Kiểm tra độ rơ dọc trục của trục cam, được đo bằng đồng hồ chỉ thị kim (giống như cách kiểm tra độ rơ dọc trục cơ).
b. Kiểm tra các bánh răng, xích,đai truyền động: Không bị mài mòn, sứt, nứt , khi làm việc không bị trượt,có độ trùng đảm bảo kỹ thuật
4. Sửa chữa và yêu cầu kỹ thuật: 
4.1.Sửa chữa trục cam: Sau một quá trình làm việc,trục cam thường có hư hỏng như:
a. Bị cong ,mòn các vấu cam làm tăng khe nhiệt của xu páp do đó hòa khí hoặc khí nạp vào buồng đốt không đủ,khí cháy ra ngoài không hết làm giảm công suất động cơ, tăng tiêu hao nhiên liệu.
b.Trục cam bị cong có thể nắn lại bằng máy chuyên dùng với độ cong cho phép(=0.025mm trên chiều dài trục)
c. Cổ trục cam bị mòn quá 0.05-1mm phải mài lại,nếu quá cốt phải mạ Crôm rồi mài.
d. Chiều rộng của rãnh then hoa mòn quá 0.055mm phải mang sửachữa.
e. Độ ô van cổ truc cam không quá 0.02mm.
f. Tróc rỗ các bề mặt làm việc có thể hàn đắp, tôi, mạ, lấy lại kích thước ban đầu , nếu chiều dài vết tróc rỗ trên mép cổ, vấu cam nhỏ hơn 3mm thi có thể rà lại và dùng lại.
g. Khi thay mới trục cam hay sửa chữa thì đều phải thay bạc trục cam mới.sau sửa chữa độ bóng cổ trục và vấu cam phải đạt cấp V 8- V 9 
4.2. Sửa chữa bánh răng hoặc xích dẫn động: Khi bánh răng bị vỡ, nứt, mẻ 2 răng liền nhau,hoặc mẻ 3 răng trên một bánh răng thì thay mới. - Dây xích, dây đai bị hỏng ,mòn (rơ lỏng )nhiều thì thay mới.
5. Đặt cam cho độngcơ ôtô:
5.1. Mục đích, ý nghĩa :
a. Mục đích:
 Chỉ tiến hành đặt cam trong trường hợp tháo, sửa chữa động cơ rồi lắp ráp hoàn chỉnh hoặc khi thay mới xích cam (chỉ làm khi đại tu động cơ)
b.Ý nghĩa:
 Đặt cam là lắp trục cam khớp với trục cơ đúng yêu cầu kỹ thuật đề trục cam điều khiển đóng mở xu páp đúng góc pha phối khí theo qui định của nhà chế tạo nhằm đảm bảo công suất của động cơ khi làm việc.
5.2.Phân loại:
a. Đặt cam theo dấu có sẵn của nhà chế tạo:
b Đặt cam không có dấu
5.3.Các phương pháp đặt cam:
5.3.1.Xác định điểm chết trên(ĐCT) của Piston (theo phương pháp đã có)
a. Công việc phải xác định ĐCT của Piston cho chính xác có vai trò quan trọng cho quá trình đặt cam ,và điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xu páp.
b. Xác định được ĐCT của Piston sẽ điều chỉnh chính xác góc pha phối khí của quá trình đóng ,mở xu páp thông qua điều khiển của Trục Cam. 

No comments:

Post a Comment