Thursday, January 11, 2018

Sữa Chữa Và Bảo Dưỡng Dẫn Động Phanh Thủy Lực Trong Ô Tô

Dẫn động phanh thủy lực là một phần của hệ thống phanh ô tô hoạt động nhờ áp lực của chất lỏng (dầu phanh chuyên dùng) dùng để điều khiển, phân phối và truyền áp lực phanh đến các xi lanh bánh xe thực hiện quá trình phanh ô tô theo yêu cầu của người lái và đảm bảo an toàn giao thông khi ô tô vận hành trên đường.

Dẫn động phanh bao gồm : bàn đạp, xi lanh và pít tông chính, bộ điều hòa lực phanh đường ống dẫn dầu phanh và xi lanh phanh bánh xe.
Điều kiện làm việc của các chi tiết dẫn động phanh lien tục chịu áp lực lớn và sự ăn mòn của dầu phanh nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra điều chỉnh thường xuyên kiểm tra và bão dưỡng, sữa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn tính mạng con người nhằm nâng cao tuổi thọ của hệ thống phanh

CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC:
   1/ Xi lanh chính (hình 2-2)
   a/ Xi lanh chính một pít tông (hình 2-2a)
    Thân xi lanh chính làm bằng gang, có lắp bình chứa dầu và được thông với nhau qua lỗ bù và lỗ nạp dầu, bên trong lắp pít tông (loại một pít tông và loại hai pít tông )và van hồi dầu. bên ngoài có bu lông xả không khí, nắp chắn bụi và các đường ống dẫn dầu đến các bánh xe .
    -Pít tông.
     Pít tông làm bằng nhôm một đầu có lắp cupen, một đầu pít tông tiếp xúc với thanh đẩy . Phần đầu pít tông có lỗ nhỏ để thông bù dầu khi pít tông hồi vị tránh tạo ra độ chân không.
    -Van dầu hồi.
 Van hồi dầu có lò xo và đế van cao su, thân van có lỗ dầu nhỏ tác dụng như van một chiều (mở khi hồi dầu)
b/ Xi lanh chính có hai pít tông (hình 2-2b)
Loại xi lanh có hai pít tông, có hai bình chứa dầu và các lỗ bù lỗ nạp dầu riêng nên được sử dụng rộng rải do có ưu điểm; đảm bảo an toàn cho ô tô. Khi có sự cố ở một xi lanh bánh xe hoặc ở một đường ống nào đó bị hở thì hệ thống phanh ô tô vẫn còn tác dụng phanh ở cụm phanh sau hoặc cụm phanh trước.
Để báo hiệu hiện tượng giảm áp trong mạch dầu của hai bánh xe trước hoặc hai bánh xe sau ,xi lanh chính có lắp bu lông hạn chế hành trình pít tông .
2/ Xi lanh bánh xe (xi lanh công tác)(hình 2-3)
Xi lanh công tác được lắp ở mâm phanh:
-Xi lanh công tác (xi lanh bánh xe) làm bằng gang, có lỗ dẫn dầu phanh và lỗ xả không khí, bên trong lắp hai pít tông có cúp ben (hoặc một pít tông) và lò xo bên ngoài có nắp chắn
bụi và ty đẩy guốc phanh.
  -Khi nhả phanh. Áp suất trong hệ thống dầu phanh giảm nhanh nhờ lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh và má phanh rời khỏi tang trống, ép hai pít tông và lò xo của xi lanh công tác về gần nhau đẩy dầu hồi theo ống trở về xi lanh chính và bình dầu 
- khi phanh áp suất dầu trong xi lanh công tác (áp suất dầu = 1,5 -2,5 Mpa) đẩy hai pít tông và guốc phanh dịch chuyển ra xa nhau, ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái.
3 Bàn đạp phanh 
Bàn đạp phanh có cấu tạo giống bàn đạp ly hợp và được lắp ở phía trong bàn đạp ly hợp 
Bàn đạp phanh có ty đẩy, và lò xo hồi vị .
4. Đường ống dẫn dầu phanh.
Đường ống dẫn dầu phanh làm bằng đồng, có các đầu loe và các đai ốc dùng để tháo lắp 
HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA DẪN ĐỘNG PHANH
A. HƯ HỎNG CỦA DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC
1. Khi phanh xe có tiếng kêu ồn khác thường 
a) Hiện tượng :Khi phanh xe có tiếng kêu ồn khác thường ở cụm dẫn động phanh, đạp phanh càng mạnh tiếng ồn càng tăng.
b) Nguyên nhân :Dẫn động phanh: Bàn đạp phanh và ty đẩy mòn lỏng các chốt xoay 
2. Phanh kém hiệu lực, bàn đạp phanh chạm sàn xe (phanh không ăn)
a) Hiện tượng :Khi phanh xe không dừng theo yêu cầu của người lái và bàn đạp phanh chạm sàn phanh không có hiệu lực.
B) Nguyên nhân 
     Dẫn động phanh: thiếu dầu phanh, mòn xi lanh, pít tông và cúp ben hoặc hở đường ống dầu phanh, dầu phanh không đúng chất lượng, lẫn nhiều không khí hoặc điều chỉnh sai hành trình tự do (quá lớn).
   -Bộ trợ lực phanh hỏng (nếu có)
3. Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên .
a) Hiện tượng :-Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên hay lệch đuôi xe .
b) Nguyên nhân 
 - Áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải và trái không giống nhau .
    - Bộ điều hòa lực phanh hỏng.
 - Pít tông, xi lanh bánh xe (hay guốc phanh) bị kẹt về một bên bánh xe .
   - Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong.
   - Ty đẩy bị kẹt 
4. Bó phanh (phanh bó cứng)
a) Hiện tượng :- Khi xe vận hành không tác dụng vào bàn đạp phanh và cần phanh tay nhưng cảm thấy có sự cản lớn (sờ tang trống nóng lên )
b) Nguyên nhân 
    - Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong
    - Ty đẩy bị kẹt hoặc điều chỉnh không đúng kỹ thuật.
5. Bàn nạp phanh nặng nhưng phanh không ăn và xe bị rung giật  
a) Hiện tượng : Khi vừa đạp phanh và đã tạo lực phanh lớn , nhưng phanh không ăn, làm rung giật xe .
 b) Nguyên nhân 
     - Bàn đạp cong, mòn chốt.
     - Dẫn động phanh mòn xi lanh,pít tông.
     - Dầu phanh có nhiều không khí.
     - Bộ trợ lực phanh hỏng.
  B. KIỂM TRA DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC
1. Kiểm tra bên ngoài các bộ phận dẫn động phanh .
    - Dùng kinh phóng đại để quan sát các vết nứt chảy rỉ bên ngoài các đường ông dầu và các bộ phận của ống dẫn phanh.
      - Kiểm tra hành trình và tác dụng của bàn đạp phanh, nếu không có tác dụng phanh cần tiến hành sữa chữa kịp thời 
2. Kiểm tra khi vận hành
    - Khi vận hành ô tô thử đạp phanh và nghe tiếng kêu ồn khác thường ở dẫn động phanh , nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không còn tác dụng theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sữa chữa kịp thời.
SỮA CHỮA DẪN ĐỘNG PHANH
1. Bàn đạp phanh và ty đẩy
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng chính của bàn đạp phanh là: cong nứt và mòn lỗ, chốt của thanh đẩy 
- Kiểm tra: dung thước cặp đo độ mòn của lỗ, chốt so với tiêu chuẩn kỹ thuật dung kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài bàn đạp phanh và thanh đẩy.
b) Sữa chữa:- Bàn đạp phanh bị mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ bị cong vênh tiến hành nắn hết cong, lò xo gãy phải thay thế.
2. Xi lanh chính và xi lanh bánh xe
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng xi lanh chính: nứt mòn rỗ xi lanh, pít tông cúp ben vòng kín và van một chiều 
- Kiểm tra: Dùng thước cặp, đồng hồ xo để đo độ mòn của xi lanh pít tông, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt và so với tiêu chuẩn kỹ thuật 
b) Sữa chữa:
- Pít tông, xi lanh mòn rỗ quá tiêu chuẩn cho phép thay thế.
-Cúp ben lò xo vòng đệm kín và nắp chắn bụi bị mòn thay đúng loại 
3. Bộ điều hoà lực phanh
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng chỉnh của bộ điều hoà lực phanh là nứt mòn rỗ xi lanh pít tông cúp ben, vòng kín và gãy lò xo , thanh đàn hồi cong, gãy.
- Kiểm tra dùng thước cặp, đồng hồ xo để đo độ mòn của xi lanh pít tông, độ cong của thanh đàn hồi và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt so với tiêu chuẩn kỹ thuật 
b) Sữa chữa 
- Xi lanh pít tông và các vòng đệm bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép phải thay thế 
- Thanh đàn hồi mòn có thể hàn đắp sữa nguội và điều chỉnh độ dài đạt áp xuất qui định 
4. Các ống dẫn dầu phanh.
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng các ống dẫn dầu : nứt cong hoặc gãy và chỗ hỏng các nói đầu ren 
- Kiểm tra dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt chờn hỏng ren của các ống dẫn dầu với tiêu chuẩn kỹ thuật.
b) Sữa chữa 
- Các ống dẫn dầu bị nứt, cong nhẹ có thể hàn đắp và nắn lại đầu ống loe bị hỏng tiến hành cắt bỏ và gia công lại 
- Các đầu nói ren chờn hỏng có thể hàn đắp gia công lại kích thước ban đầu

1 comment:

  1. hiện tượng báo lỗi ác quy đề chân phanh nặng, ko nổ

    ReplyDelete